Thông tin chung: Ngày nhận: 25/12/2015 Ngày chấp nhận: 23/05/2016 Title: The situation of rural labors, the impact of vocational training, employment, and income of rural laborers in Vinh Long province Từ khóa: Đào tạo nghề, lao động nông thôn, thu nhập, việc làm Keywords: Employment, income, rural laborers, vocational training | ABSTRACT Research on “The situation of rural labors, the impact of vocational training, employment, and income of rural laborers in Vinh Long province” was conducted to find out: (1) The situation of labor, vocational training, employment and income, (2) The impact of vocational training, (3) Strengths, weaknesses, opportunities and threats of vocational training and employment, (4) Solution for improving the quality of vocational training, creating employment and enhancing income. The research was conducted through the group discussion and interview of 180 households. Descriptive statistics, cross tabulation, linear regression and SWOT matrix were used in the research. The research findings were concluded that (1) the labor was abundant, educational level was limited, the awareness of labor towards vocational training was good, the demand of vocational training has been increasing in Vinh Long province. However, the ability of co-operation between the organizations of vocational training, business and the trainees was still limited; (2) the factors affected to the household income such as the number of times participating in the vocational training, time training and the linkage after training; (3) the vocational training faced difficulties as lacking in equipment and the laborers did not have free time to participate in the vocational training courses. TÓM TẮT Nghiên cứu “Thực trạng lao động nông thôn, ảnh hưởng của đào tạo nghề, việc làm và thu nhập của lao động tỉnh Vĩnh Long” nhằm tìm hiểu: (1) Thực trạng lao động, đào tạo nghề, việc làm và thu nhập, (2) Ảnh hưởng của đào tạo nghề, (3) Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm, (4) Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Nghiên cứu được thực hiện thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn 180 hộ. Phân tích số liệu bằng thống kê mô tả, phân tích bảng chéo, hồi quy tương quan và ma trận SWOT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Vĩnh Long có lao động nông thôn dồi dào, trình độ học vấn có hạn; nhận thức của lao động học nghề tốt, có nhu cầu học nghề. Tuy nhiên, khả năng gắn kết giữa cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và người học còn hạn chế; (2) Các nhân tố như số lần học nghề, thời gian học, đa dạng nghề và liên kết sau đào tạo ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ, (3) Đào tạo nghề còn gặp khó khăn như trang thiết bị không đủ, lao động không có thời gian học,… |