In this study, silver nanoparticles with different sizes and shapes were synthesized by a polyol method. The formation of silver nanoparticles was determined by employing different characterization methods such as ultraviolet–visible spectroscopy (UV-Vis), field emission scanning electron microscopy (FE-SEM) and X-ray diffraction (XRD). It was found that in the ethylene glycol/PVP media, silver nanoparticles were spherical and their average particles sizes (21 nm, 85 nm) depended on the amount of silver nitrate while most silver nanoparticles were rod – shapes with the present of anions Cl-. The antibacterial activities of 21-nm, 85-nm silver nanoparticles and silver nanorods were processed by counting colonies on agar petri disks method, determining minimum inhibitory concentration (MIC). It was found that 21-nm, 85-nm silver nanoparticles and silver nanorods were good antibacterial effects on Escherichia coli. 21-nm silver nanoparticles were the best antibacterial effect on Staphylococcus aureus (MIC = 7,5 µg/mL) while silver nanorods did not show antibacterial activity on Staphylococcus aureus.
TÓM TẮT
Trong bài báo này, vật liệu nano bạc có hình dạng và kích thước khác nhau được tổng hợp bằng phương pháp polyol. Tính chất quang và cấu trúc vật liệu nano bạc tạo thành được phân tích bằng các phương pháp UV-Vis, FE-SEM và XRD. Kết quả cho thấy trong môi trường ethylene glycol (EG)/ poly vinylpyrollidone (PVP), vật liệu nano bạc tạo thành có hình dạng hạt cầu với kích thước trung bình 21 nm và 85 nm tùy thuộc vào lượng bạc nitrat, tuy nhiên khi có sự hiện diện của ion Cl-, vật liệu nano bạc tạo thành hầu hết có dạng thanh nano. Tính chất kháng khuẩn của hạt nano bạc với kích thước 21 nm, 85 nm và thanh nano được thực hiện bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch để xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Kết quả cho thấy hạt nano bạc 21 nm, 85 nm và thanh nano đều cho khả năng diệt khuẩn Escherichia coli tốt. Đối với Staphylococcus aureus, hạt nano bạc với kích thước 21 nm cho thấy kết quả diệt khuẩn tốt nhất với MIC = 7,5 µg/mL trong khi thanh nano bạc hầu như không cho thấy hiệu quả diệt loại khuẩn này.
Trích dẫn: Mai Ngọc Tuấn Anh, Nguyễn Hữu Tuyển, Nguyễn Thị Phương Phong, Đỗ Thanh Sinh, Võ Nhị Kiều và Ngô Võ Kế Thành, 2020. Chế tạo và khảo sát khả năng kháng khuẩn của vật liệu nano bạc với hình dạng và kích thước khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học tự nhiên)(2): 18-25.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên