The effects of NaCl stress on growth and biomass accumulation of three Napier grass species (Pennisetum sp.) in the Mekong Delta
Từ khóa:
Cỏ voi, NaCl, khả năng chịu mặn, sinh khối, sinh trưởng, thủy canh
Keywords:
Biomass, growth, hydroponics, NaCl, Napier grass, salt tolerance
ABSTRACT
The study was conducted in the net house to evaluate salt tolerance capacity of three Napier grass species (Pennisetum sp.) including P. purpureum, P. glaucum and P. setaceum to serve as a base for selection salt-tolerant species to be grow in salt-affected soils. The plants were grown in hydroponics condition with Hoagland solution added five concentrations of 0, 5, 10, 15 and 20 g NaCl/L. The experiment was arranged in a factorial completely randomized design with three replications. The result showed that growth, fresh and dry biomass, growth rate and chlorophyll content (SPAD) of the three species were reduced as salinity concentration increased. P. setaceum had lower salinity tolerance capacity among the three studied species, which showed salt stress symptom of leaf rolling and wilting at 10 g NaCl/L, and all plant dried out and died at NaCl concentration of 15 and 20 g NaCl/L. The results indicated that P. purpureum and P. glaucum were the potential species to integrate with husbandry sector in the salt-affected soils under saline intrusion context in the Mekong Delta.
TÓM TẮT
Đề tài thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của ba loài cỏ voi (Pennisetum sp.) bao gồm cỏ voi VA06 (Pennisetum purpureum), cỏ voi xanh Thái Lan (Pennisetum glaucum) và cỏ voi tím (Pennisetum setaceum), làm cơ sở cho việc lựa chọn bổ sung các loài cỏ trồng trên vùng đất nhiễm mặn. Cây được trồng bằng phương pháp thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland với năm mức độ muối NaCl 0, 5, 10, 15 và 20 g NaCl/L. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số 2 nhân tố với ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả cho thấy cả ba loài cỏ voi đều giảm sinh trưởng, sinh khối tươi, sinh khối khô, tốc độ tăng trưởng và chỉ số SPAD khi độ mặn tăng lên. Cỏ voi tím là loài có khả năng chịu mặn kém nhất trong ba loài cỏ voi nghiên cứu, cây có dấu hiệu ngộ độc mặn cháy lá ở 10 g NaCl/L và tất cả cây chết khi độ mặn tăng lên 15 và 20 g NaCl/L. Kết quả cho thấy cỏ voi Thái Lan và cỏ voi xanh VA06 là hai loài cỏ voi có tiềm năng để chọn trồng kết hợp với chăn nuôi gia súc ở những vùng đất bị nhiễm mặn trong bối cảnh xâm nhập mặn hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trích dẫn: Võ Hữu Nghị, Võ Thị Phương Thảo, Võ Hoàng Việt, Đỗ Hữu Thành Nhân, Nguyễn Châu Thanh Tùng và Ngô Thụy Diễm Trang, 2020. Ảnh hưởng của mặn NaCl đến sự tăng trưởng và tích lũy sinh khối của ba loài cỏ voi (Pennisetum sp.) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6B): 209-217.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên