Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 56, Số 6 (2020) Trang: 227-236
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 08/07/2020

Ngày nhận bài sửa: 23/08/2020

Ngày duyệt đăng: 28/12/2020

 

Title:

Status of using herbal plants in red tilapia (Oreochromis sp.) cage farming in the Mekong Delta

Từ khóa:

Cá điêu hồng, nuôi bè, Oreochromis sp., thảo dược

Keywords:

Cage farming, medicinal plants, Oreochromis sp, red tilapia

ABSTRACT

This study was carried out to investigate the current status, the need, and the effect of using medicinal plants in red tilapia (Oreochromis sp.) cage farming system in Vinh Long, Dong Thap and An Giang provinces. Interview data, including (i) general information of fish farms, (ii) current use of medicinal plants and (iii) potential use of medicinal plants were collected from 60 households in 3 mentioned provinces. Based on the farmer feedbacks, results showed that the percentage of farmers using herbs in Vinh Long, Dong Thap and An Giang was 70%, 95% and 60%, respectively. There were 15 plant species currently used in the red tilapia culture, in which garlic (Allium sativum), artichokes (Cynara scolymus), sakee naa (Combretum quadrangulare), purple cleome (Cleome chelidonii) and bush grape (Cayratia trifolia) were the most frequently used. Most of farmers assumed that enhancement of fish immune system, prevention of parasitic diseases, and improvement of water quality were the common reasons for the uses of medicinal plant extracts. Although the survey could not evaluate the cost and profit between use and non-use medicinal plants, this study provided fundamental understanding about the positive effects and potential of using medicinal plants in red tilapia culture.

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng, nhu cầu và hiệu quả của việc sử dụng thảo dược trong hệ thống nuôi cá điêu hồng (Oreochromis sp.) lồng bè tại Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang. Tổng cộng có 60 hộ tại 3 tỉnh được phỏng vấn về (i) đặc điểm hộ nuôi, (ii) tình hình sử dụng thảo dược và (iii) tiềm năng sử dụng thảo dược. Kết quả ghi nhận tỉ lệ hộ đang sử dụng thảo dược ở Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang lần lượt là 70%, 95%, 60%. Có 15 loại thảo dược đã được sử dụng trong quá trình nuôi cá điêu hồng, trong đó tỏi (Allium sativum), atiso (Cynara scolymus), trâm bầu (Combretum quadrangulare), mần ri (Cleome chelidonii) và dây vác (Cayratia trifolia) được sử dụng nhiều nhất. Công dụng của thảo dược được đa số hộ sử dụng là tăng cường khả năng miễn dịch, phòng, trị bệnh do kí sinh trùng và cải thiện chất lượng nước. Mặc dù nghiên cứu chưa đánh giá được chi phí và lợi nhuận giữa hộ có sử dụng và không sử dụng thảo dược, nghiên cứu đã cung cấp được những thông tin cơ bản về hiệu quả và tiềm năng sử dụng thảo dược trong quá trình nuôi cá điêu hồng.

Trích dẫn: Đoàn Thị Minh Châu, Trần Thị Tuyết Hoa và Trần Thị Mỹ Duyên, 2020. Khảo sát tình hình sử dụng thảo dược trong nuôi cá điêu hồng (Oreochromis sp.) tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6B): 227-236.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...