Ngày nhận bài: 16/01/2020 Ngày nhận bài sửa: 20/04/2020
Ngày duyệt đăng: 11/05/2020
Title:
The efficacy of biological nitrogen fertilizer on growth and grain yield of rice (Oryza sativa L.) cultivated in alluvial and potential acid sulfate soils in the Mekong Delta area
Từ khóa:
Cây lúa, đạm sinh học, đất phèn, đất phù sa vàĐồng bằng sông Cửu Long
Keywords:
Acid sulfate soil, alluvial soil, Mekong River delta, biological nitrogen fertilizer and rice plant
ABSTRACT
The objectives of this study was to assess the efficacy of biological nitrogen fertilizer on growth and grain yield of rice cultivated in alluvial soil and potential acid sulfate soil in the Mekong Delta area. The field experiment was conducted in Summer-Autumn 2018 for alluvial soil with river sediment deposition and Summer-Autumn 2019 for potential acid sulfate soil. These experiments were laid out in split-plot design with three replicates. The sub-plots included two kinds of N fertilizer: (i) urea-Ca Mau nitrogen fertilizer, and (ii) Innovative biological nitrogen fertilizer and the main plots included three different application doses: 60% (48 kgN/ha), 80% (64 kg N/ha), and 100% (80 kgN/ha). The results showed that the height of rice plant, tillers, SPAD index, and rice yield of treatments with application doses of 60-80% N from innovative biological nitrogen fertilizer were not significantly different from the positive control treatment applying 100%N from Ca Mau nitrogen fertilizer. Thus, results of this study recommended to apply this innovative nitrogen fertilizer for paddy rice when cultivated in alluvial soil and potential acid sulfate soil in the Mekong Delta area.
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân Đạm sinh học (ĐSH) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa canh tác trên hai nhóm đất phù sa bồi tại thành phố Cần Thơ và phèn tiềm tàng tại tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Hè Thu 2018 trên nhóm đất phù sa tại thành phố Cần Thơ và Hè Thu 2019 trên nhóm đất phèn tiềm tàng tại tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ (split-plot) với ba lần lặp lại. Trong đó, lô phụ có 2 dạng phân đạm (N) gồm (i) Đạm Cà Mau (ĐCM)-đối chứng và (ii) Đạm sinh học và lô chính có 3 mức độ bón phân N gồm 60, 80 và 100%. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghiệm thức bón 60 và 80%N của phân ĐSH khác biệt không có ý nghĩa thống kê đến chiều cao, số chồi, chỉ số diệp lục tố (SPAD) và năng suất lúa trên cả 2 nhóm đất phù sa bồi và phèn tiềm tàng, đồng thời bón giảm 20%N của phân ĐSH giúp duy trì năng suất lúa tương đương so với nghiệm thức đối chứng bón 100%N của phân ĐCM. Cần khuyến cáo sử dụng phân ĐSH cho cây lúa trên nhóm đất phù sa bồi và phàn tiềm tàng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trích dẫn: Lê Công Nhất Phương, Đỗ Bá Tân, Lâm Văn Thông, Nguyễn Hoàng Châu và Nguyễn Văn Khán, 2020. Hiệu quả sử dụng phân đạm sinh học đến sinh trưởng và năng suất lúa (Oryza sativa L.) trên nền đất phù sa bồi và phèn tiềm tàng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 74-81.
Trích dẫn: Lê Công Nhất Phương, Lâm Văn Thông và Văn Tiến Thanh, 2020. Xu hướng nghiên cứu phát triển phân bón mới trong nông nghiệp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 138-144.
Trích dẫn: Lê Công Nhất Phương, Đỗ Bá Tân, Lâm Văn Thông, Đoàn Thị Cẩm Hồng và Nguyễn Văn Khán, 2020. Hiệu quả của phân NPK-TE sinh học trên năng suất và chất lượng nhãn xuồng cơm vàng (Euphoria longana L.) trồng trên nền đất phù sa không bồi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 66-73.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên