Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 55, Số CĐ Công nghệ Sinh học (2019) Trang: 34-40
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 13/11/2018
Ngày nhận bài sửa: 21/03/2019

Ngày duyệt đăng: 12/04/2019

 

Title:

Selection of nitrogen fixing, phosphate solubilizing and IAA synthesizing bacterial endophytes in Coffea canephora Pierre ex A. Froehner grown in Dak Lak province

Từ khóa:

Cà phê vối, cố định đạm, hòa

Keywords:

Coffea canephora, endophytic bacteria, indol acetic acid, nitrogen fixation, phosphate solubilizing

ABSTRACT

Coffea canephora is an industrial plant for the people of Tay Nguyen. The application of bio-fertilizer has been conducted in order to replace inorganic fertilizers because bio-fertilizer could support high yield and keep the healthy environment. In this research, one hundred bacterial strains were isolated from roots, leaves and berries of Coffea canephora, grown in Ea H’leo and Krong Nang districts, Dak Lak province. The morphological characteristics of almost colonies were round shape, raised or convex elevation, entire margin, pure white or milky white or yellow. Almost bacterial cells had rod shape, motile, Gram negative and all of them made pellicles in LGIP, NFb and BAz semi solid media after seventy-two hours of incubation. The results showed that strain L.R150-3 had the highest ability of N2-fixing with 0.289 mg/L of NH4+ concentration, while strain B.R157-2 had the highest ability of solubilizing insoluble phosphate with 4.30 mg P2O5/mL and strain L.R150-1 gave the highest amount of indole acetic acid at 19.206 μg/mL. Three strains L.R150-3, B.R157-2 and L.R150-1 were determined respectively as Kosakonia sp. L.R150-3, Burkholderia sp. strain Eb-6 (KJ865578.1) B.R157-2 and Enterobacter sp. L.L150-1.

TÓM TẮT

Cây cà phê vối là cây công nghiệp mang lại lợi ích to lớn cho đồng bào Tây Nguyên. Sử dụng phân bón vi sinh để thay thế cho phân bón vô cơ đang được quan tâm vì phân bón vi sinh không những giúp nâng cao năng suất cây cà phê mà còn thân thiện với môi trường. Trong nghiên cứu này, 100 dòng vi khuẩn nội sinh đã được phân lập từ rễ, lá và trái cây cà phê vối trồng tại huyện Ea H’leo và Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Đa số các dòng vi khuẩn có khuẩn lạc dạng tròn, độ nổi lài hoặc mô, bìa nguyên, chủ yếu có màu trắng trong, trắng đục hoặc vàng và đều tạo thành vòng pellicle sau 72 giờ nuôi cấy trong môi trường LGIP, NFb và BAz bán đặc. Kích thước tế bào vi khuẩn dao động trong khoảng 0,17 - 1,20 ´ 0,2 - 0,5 μm, đa số hình que, chuyển động và Gram âm. Kết quả khảo sát khả năng cố định đạm, hòa tan lân khó tan và sinh tổng hợp IAA cho thấy dòng L.R150-3 có khả năng tổng hợp ammonium cao nhất là 0,289 mg/L; dòng B.R157-2 có khả năng hòa tan lân khó tan đạt 4,3 mg P2O5/mL; dòng L.R150-1 có khả năng sinh tổng hợp IAA tốt đạt 19,206 μg/mL. Ba dòng L.R150-3, B.R157-2 và L.L150-1 được nhận diện theo thứ tự là Kosakonia sp. L.R150-3, Burkholderia sp. B.R157-2 và Enterobacter sp. L.L150-1.

Trích dẫn: Nguyễn Hoàng Nhựt Lynh và Nguyễn Hữu Hiệp, 2019. Tuyển chọn vi khuẩn có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, tổng hợp IAA nội sinh trong cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre ex A. froehner) trồng tại tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 34-40.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...