Thông tin chung: Ngày nhận bài: 26/11/2018 Ngày nhận bài sửa: 23/01/2019 Ngày duyệt đăng: 28/06/2019 Title: Using sustainable fisheries models for coastal fisheries in Nui Thanh district, Quang Nam province Từ khóa: Huyện Núi Thành, mô hình nghề cá bền vững, nguồn lợi thủy sản Keywords: Fisheries resources, Sustainable Fisheries Models, Nui Thanh district | ABSTRACT Quang Nam is one of the leading provinces in fisheries in Vietnam. Nui Thanh district is an important area where small-scale fisheries on nearshore waters are focused. In recent years, the overfishing status in Nui Thanh district has made the rapid depletion of coastal resources. However, only a few have studied the fisheries management aspect in this area and no quantitative research on sustainable fisheries management has been conducted. This research project was conducted from 2013 to 2015 by surveying 110 fleets to find out reference values for sustainable fisheries management in Nui Thanh district. By using Sustainable Fisheries Models, the results showed that the maximum sustainable yield (MSY) should be 26,500 tons when the fleet capacity reached 80,500 HP (fMSY). To get the maximum economic yield (MEY) estimated VND 864.5 billion, the fleet capacity should be 64,300 HP, the MSY should be 25,500 tons; at that time, the fish stock was estimated about 76,000 tons. Fisheries management polocies and solutions were proposed for Nui Thanh district’s coastal fisheries toward the sustainable development by reducing fleet capacity, building alternative career models, protecting and restoring fish stocks. TÓM TẮT Quảng Nam là một trong số các tỉnh có nghề cá phát triển mạnh nhất cả nước. Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam là huyện trọng tâm trong lĩnh vực khai thác thủy sản của tỉnh. Vùng biển ven bờ huyện Núi Thành được xác định theo Nghị định 33 của Chính phủ với tổng diện tích khoảng 900 km2. Tàu thuyền chủ yếu có kích thước và công suất nhỏ, tập trung khai thác ven bờ. Trong những năm gần đây, với tình trạng khai thác quá mức, ngư cụ có tính xâm hại và các hoạt động khai thác/không khai thác đã làm nguồn lợi ven bờ đang cạn kiệt. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra các giá trị tham khảo để phục vụ quản lý, hướng đến bền vững. Nghiên cứu thực hiện trong thời gian 2013 – 2015, khảo sát 110 tàu thuyền khai thác với mục tiêu tìm ra các giá trị tham khảo cho nghề cá. Bằng cách sử dụng mô hình nghề cá bền vững Logistic Schaefer để ước tính các giá trị tham khảo phục vụ quản lý nghề cá, theo đó sản lượng khai thác bền vững nên ở mức 26.500 tấn/năm, ứng với tổng cường lực ở mức 80.500 cheval-vapeur. Để đạt lợi nhuận tối đa cho nghề cá khu vực này (864,5 tỷ đồng) thì cường lực khai thác nên ở mức 64.300 CV, sản lượng khai thác ở mức 25.500 tấn, lúc đó trữ lượng nguồn lợi sẽ là 76.000 tấn. Nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp và chính sách quản lý nghề cá cho huyện Núi Thành theo hướng bền vững tập trung về cắt giảm cường lực, xây dựng mô hình chuyển đổi nghề nghiệp và mô hình tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. |