Thông tin chung: Ngày nhận bài: 17/05/2018 Ngày nhận bài sửa: 11/06/2018 Ngày duyệt đăng: 30/07/2018 Title: The effect of garlic (Allium sativum) on immune parameters and bacterial resistance of red tilapia (Oreochromis sp.) Từ khóa: Cá điêu hồng, đáp ứng miễn dịch, tỏi Keywords: Allium sativum, immunostimulants, Oreochromis sp. | ABSTRACT This study aimed to evaluate the effect of supplemented garlic on the immune system and disease resistance of Red tilapia (Oreochromis sp.). Experiment was randomly designed with 5 treatments and triplications for each treatment. The treatments were 0.5 and 1% garlic; 0.25 and 0.5% garlic powder and control treatment. After 14 days of feeding garlic, fish were challenged with bacteria (Streptococcus agalactiae). Sampling was conducted after the fish were fed feed containing garlic for 7 days, 14 days and after 3 days of infection with Streptococcus agalactiae. Several immune parameters including the total erythrocyte cells, leukocyte cells, each type of leukocyte and lysozyme activity were observed.. The results showed that hematology parameters and lysozyme activity in garlic supplemented treatments were significantly higher than those of control treatment (p<0.05). Treatment of 0.25% garlic powder reported the highest value in total of erythrocyte, leukocyte, monocyte, neutrophil, lymphocyte, thrombocyte and lysozyme activity showed significant difference with others (p<0.05). After challenge with S. agalactiae, the mortality of supplemented treatments was lower than control treatment. The treatment of 0.25% garlic powder showed the lowest mortality and significant difference with others. TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi vào thức ăn lên hệ thống miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm bổ sung 0,5; 1% tỏi tươi; 0,25; 0,5% bột tỏi và đối chứng (không bổ sung tỏi). Sau 14 ngày sử dụng thức ăn có bổ sung tỏi, cá được cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh (Streptoccocus agalactiae). Mẫu được tiến hành thu sau 7 ngày, 14 ngày cá được bổ sung tỏi và 3 ngày sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn S. agalactiae. Các chỉ tiêu miễn dịch được theo dõi bao gồm mật độ tổng hồng cầu, tổng bạch cầu, các loại bạch cầu như tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu và hoạt tính lysozyme. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu huyết học và hoạt tính lysozyme của cá ở các nghiệm thức có bổ sung tỏi đều tăng cao và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Nghiệm thức bổ sung 0,25% bột tỏi cho kết quả mật độ tổng hồng cầu, bạch cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu, hoạt tính lysozyme tăng cao nhất và có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (p<0,05). Sau khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn S. agalactiae, tỉ lệ chết ở các nghiệm thức bổ sung tỏi thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó, nghiệm thức bổ sung 0,25% bột tỏi có tỉ lệ chết thấp nhất (36,7%) và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. |