Ngày nhận bài:17/05/2018 Ngày nhận bài sửa: 05/07/2018
Ngày duyệt đăng: 30/07/2018
Title:
Study on the anti-bacterial activities of extracts from sakae naa (Combretum quadrangulare) on diseased aquatic animals-bacteria under in vitro conditions
Anti-bacterial activities, fish disease, herbal medicine, sakae naa
ABSTRACT
The sakae naa (Combretum quadrangulare) which has long been regarded as a precious herb, can cure many diseases in human and aquatic animals. The extracts from its leaves and seeds using cold soaking in ethanol and heated extract method, were evaluated on anti-microbial activities in vitro against pathogenic bacteria such as Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella ictaluri and Vibrio parahaemolyticus. The results showed that the three pathogens were inhibited by sakae naa extracts with the diameter of bacteria-free halos of 5.3 mm, 8.98 mm, and 6.25 mm, respectively. The extracts obtained by heated method showed higher anti-bacterial activity compared to those obtained by ethanol solvents. The MIC (minimum inhibitory concentration) of leaves and seeds extracts against E. ictaluri was similar (16 μL/mL). The MIC of the seed extracts against A. hydrophila (12 ± 2.5 μL/mL) was lower than that of leaf extracts (28.8 ± 3.2 μL/mL). In the case of V. parahaemolyticus, MIC of the seed extracts (14.4 ± 1.4 μL/mL) was also lower than that of leaf extracts (21.6 ± 6.4 μL/mL). The findings from this study would provide essential elements in planning strategies for future sustainability of aquaculture by using herbs replacing antibiotics in treatment for aquatic animal diseases.
TÓM TẮT
Cây trâm bầu (Combretum quadrangulare) từ lâu được xem là loại thảo dược quý, chữa nhiều bệnh trên người và động vật thủy sản. Nghiên cứu này đánh giá khả năng kháng của các chất chiết xuất từ hạt và lá của cây trâm bầu đối với một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản như: Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella ictaluri và Vibrio parahaemolyticus. Thí nghiệm sử dụng dịch lá và hạt cây trâm bầu, trích theo hai phương pháp khác nhau (ngâm lạnh trong cồn và trích nước có gia nhiệt), để khảo sát tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch. Kết quả nghiên cứu xác định, dịch trâm bầu kháng vi khuẩn A. hydrophila; E. ictaluri và V. parahaemolyticus với đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 5,3 mm, 8,98 mm và 6,25 mm. Dịch trâm bầu trích bằng nước kháng khuẩn tốt hơn dịch trâm bầu trích bằng cồn, dịch trích hạt trâm bầu kháng khuẩn tốt hơn dịch trích lá. Minimum inhibitory concentration (MIC) của dịch trích lá và hạt trâm bầu đối với E. ictaluri là như nhau (16 µL/mL). Với vi khuẩn A. hydrophila, MIC của dịch trích hạt (12 µL/mL) thấp hơn so với MIC của dịch trích lá (28,8 µL/mL). Với V. parahaemolyticus, MIC dịch trích hạt (14,4 µL/mL) cũng thấp hơn MIC dịch trích lá (21,6 µL/mL). Nghiên cứu này cung cấp thông tin có giá trị khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm ra các giải pháp ứng dụng cây trâm bầu vào phòng trị bệnh cho động vật thủy sản.
Trích dẫn: Triệu Thị Thanh Hằng, Nguyễn Công Tráng, Cao Tuấn Đức và Lê Thị Thúy Vy, 2018. Khả năng kháng một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản của dịch trích từ lá và hạt cây trâm bầu (Combretum quadrangulare) trong điều kiện in vitro. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 151-157.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên