Thông tin chung: Ngày nhận bài: 21/10/2019 Ngày nhận bài sửa: 11/11/2019 Ngày duyệt đăng: 23/04/2020 Title: Study on the nitrogen (N) and phosphorus (P) absorption ability in effluent from the intensive black tiger shrimp farming of red seaweed (Gracilaria tenuistipitata) at different densities and aeration regimes Từ khóa: Gracilaria tenuistipitata, hợp chất đạm, lân, khả năng hấp thụ, sinh hóa rong câu Keywords: Absorption ability, aeration, density, Gracilaria tenuistipitata, nitrogen, phosphorus, proximate composition | ABSTRACT The study was conducted to assess combined effects of red seaweed (Gracillaria tenuistipitata) densities and aeration regimes on nitrogen (N) and phosphorus (P) compound absorption of red seaweed in effluent from the intensive black tiger shrimp ponds. A two-factor experiment consisted of eight treatments, which was set up with four seaweed densities (0, 1, 2 and 3 kg/m3) in combination with two aeration regimes (aeration and non-aeration). Each treatment was randomly designed in triplicate tank for seven days. Results showed that the highest treatment efficiency of nitrogen (TAN, NO3- and TN) and phosphorus (PO43- và TP) compounds in wastewater was observed in the treatment of 3 kg/m3 combined with aeration, which can meet the standard of QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT. Proximate composition of red seaweed after seven days of experiment such as moisture, lipid and fiber contents showed a minor change. Particularly, the protein content of red seaweed in all treatments was significantly higher as compared to the original material while carbohydrate levels were statistically lower than the initial samples. TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng kết hợp của mật độ rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) và chế độ sục khí lên khả năng hấp thụ đạm (N) và lân (P) trong nước thải nuôi tôm sú thâm canh. Thí nghiệm hai nhân tố gồm tám nghiệm thức với bốn mật độ rong câu chỉ (0, 1, 2 và 3 kg/m3) và hai chế độ sục khí (có sục khí và không sục khí), mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần và bố trí ngẫu nhiên trong thời gian 7 ngày. Kết quả cho thấy hiệu suất xử lý hợp chất đạm (TAN, NO3-, TN) và lân (PO43- và TP) của rong câu chỉ trong nước thải đạt cao nhất ở nghiệm thức có sục khí và mật độ rong câu 3 kg/m3 cho chất lượng nước đạt tiêu chuẩn QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT. Thành phần hóa học của rong sau thí nghiệm gồm ẩm độ, hàm lượng lipid và xơ không thay đổi nhiều. Riêng hàm lượng protein của rong ở tất cả các nghiệm thức tăng cao hơn trong khi hàm lượng carbohydrate giảm thấp so với ban đầu. |