Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 55, Số 3 (2019) Trang: 8-15
Tác giả: Đinh Thanh Sang
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 28/09/2018

Ngày nhận bài sửa: 30/11/2018

Ngày duyệt đăng: 28/06/2019

 

Title:

Indigenous knowledge of S’tieng ethnic on using edible forest plants in Cat Tien National Park

Từ khóa:

Đồng bào S’tiêng, sử dụng bền vững, thực vật rừng ăn được, tri thức bản địa, Vuờn quốc gia Cát Tiên

Keywords:

Cat Tien National Park, edible forest plants, indigenous knowledge, sustainable use, S’tieng ethnic minorities

ABSTRACT

Based on surveys combining household interviews with Participatory Rural Appraisal (PRA) and the “walk-in-the-wood” method, this paper is to examine the knowledge of S’tieng ethnic minorities in harvesting and using edible forest plants in Cat Tien National Park. The survey identified 94 species of edible forest plants belonging to 44 families used. The majority of them were herbs (37.2%), followed by trees (23.4%), shrubs (20.2%), and finally climbers (19.2%). Plants used as vegetables accounted for 59.6% of the total and 12.8% had UI ≥ 0.8. Many species used as vegetables have been important materials for the favourite daily food of S’tieng ethnic minorities and become an important part of their traditional food culture. However, the knowledge of S’tieng ethnic minorities has not been paid attention to applying, preserving and developing through sustainable plant use yet. So the indigenous knowledge should be applied to sustainable edible plant use and conservation. Especially, the harmful harvesting practices need bannning soon. The highly valued forest plants traditionally used by S’tieng ethnic should be domesticated and commercialized.

TÓM TẮT

Bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn nông hộ kết hợp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và điều tra theo tuyến, nghiên cứu đã ghi nhận được tri thức sử dụng thực vật rừng ăn được của đồng bào S’tiêng ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Kết quả ghi nhận đuợc 94 loài thuộc 44 họ thực vật, trong đó loài cây thân thảo được sử dụng nhiều nhất (37,2%), kế đến là thân gỗ (23,4%), thân bụi (20,2%), và ít nhất là dây leo (19,2%). Trong đó, có 59,6% số loài được sử dụng dưới dạng rau và 12,8% số loài có UI ≥ 0,8. Nhiều loài được sử dụng dưới dạng rau đã trở thành những nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày của 100% số hộ được phỏng vấn. Tuy nhiên, việc duy trì và vận dụng nguồn tri thức này trong bảo vệ và phát triển bền vững hệ thực vật của vườn quốc gia chưa được chú trọng. Vì vậy, cần vận dụng triệt để kiến thức, kinh nghiệm quý giá này trong việc thu hái và sử dụng, và đặc biệt ngừng ngay các phương pháp thu hái mang tính “tận diệt”. Địa phương cần thuần hóa, thuơng mại hóa những loài có giá trị kinh tế gắn liền với văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng.

Trích dẫn: Đinh Thanh Sang, 2019. Tri thức bản địa về sử dụng thực vật rừng ăn được của đồng bào S’tiêng ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(3B): 8-15.

Các bài báo khác
Tập 54, Số 7 (2018) Trang: 57-65
Tác giả: Đinh Thanh Sang
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...