Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 56, Số 4 (2020) Trang: 89-96
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 25/03/2020

Ngày nhận bài sửa: 14/07/2020

Ngày duyệt đăng: 28/08/2020

 

Title:

Deflecting the influence of photoperiod  on Nang Thom Cho Dao seasonal rice variety

Từ khóa:

Đột biến, lúa chịu mặn, sốc nhiệt, sự nảy mầm

Keywords:

Germination, mutation, salinity tolerant rice variety, temperature shock method

 

ABSTRACT

Traditional rice in the Mekong Delta is only able to flower after exposing to a short-day period due to its photoperiod sensitivity. Therefore, deflecting the photoperiod of these good quality, good adaptability and salinity tolerance seasonal rice varieties is an urgent requirement now, serving production in the saline affected areas in the Mekong Delta. This study was carried out with a traditional rice rice variety: “Nang Thom Cho Dao”, by treating 1,000 seeds at the germination stage at temperature of 500C during 5 minutes. The treated seeds were planted and selected mutant lines from generation M1 to M5 in the greenhouse in the condition alternative long- and short-day lighting time. The results showed that mutant frequency was 2‰, the particle length changed in compared to the original variety (increased by 0.1 to 0.2 mm). Two of mutant rice lines were selected, photoperiod-insensitive, with short duration (<110 days), high yield (from 6.0 to 6.4 tons/ha compared to the control 4.8 tons/ha) in greenhouse conditions, salinity tolerance in the plating stage (from 9 to 12 dSm-1) and retained the grain quality like the original variety in M5 generation.

TÓM TẮT

Cây lúa mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ trổ được ở mùa vụ có thời gian chiếu sáng ngày ngắn. Vì vậy, việc làm mất ảnh hưởng của quang kỳ trên các giống lúa mùa có phẩm chất thơm ngon, thích nghi tốt và chống chịu mặn là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm phục vụ cho sản xuất ở các vùng đất nhiễm mặn ở ĐBSCL. Vật liệu ban đầu là giống lúa mùa Nàng Thơm Chợ Đào (NTCĐ), bằng cách xử lý 1.000 hạt vào giai đoạn hạt nảy mầm ở nhiệt độ 500C trong suốt thời gian 5 phút. Những hạt đã xử lý (Mo) được trồng và chọn dòng đột biến từ thế hệ M1 đến M5 trong nhà lưới trong điều kiện thời gian ngày dài và ngày ngắn xen kẽ. Kết quả cho thấy xử lý nhiệt độ có tần số đột biến là 2‰, chiều dài hạt thay đổi so với giống gốc (tăng 0,1 - 0,2 mm). Tổng cộng 2 dòng lúa đột biến được chọn, mất quang kỳ, có thời gian sinh trưởng ngắn (<110 ngày) năng suất cao (6,0 – 6,4 tấn/ha so với đối chứng 4,8 tấn/ha) trong điều kiện nhà lưới, chống chịu mặn giai đoạn mạ (9 - 12 dSm1) và vẫn giữ chất lượng gạo như giống gốc ở thế hệ M5.

Trích dẫn: Nguyễn Phúc Hảo và Võ Công Thành, 2020. Làm mất ảnh hưởng của quang kỳ trên giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(4B): 89-96.

Các bài báo khác
Tập 55, Số 3 (2019) Trang: 24-33
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...