Thông tin chung: Ngày nhận bài: 21/04/2017 Ngày nhận bài sửa: 30/09/2017 Ngày duyệt đăng: 30/11/2017 Title: Selection of bacterial strains for degrading litchee postharvest wastes Từ khóa: Bacillus, cellulase, chế phẩm sinh học, phân ủ hữu cơ, phụ phẩm sau thu hoạch quả vải Keywords: Bacillus, bio-product, cellulase, compost, litchee postharvest wastes | ABSTRACT Bacterial strains which had ability in degrading cellulose were isolated and selected and then used for producing bioproducts to treat litchee postharvest wastes. From 300 samples of natural litchee compost, 98 bacterial strains were isolated. Of which, bacterial strains V19 and V98 were determined dominant cellulase, amylase, and protease enzymatic activities. Both V19 and V98 indicated the significant resistance to antibiotics upto 1000 mg/l culture media. These two strains showed significant growth and extracellular enzymatic in different pH and temperature of culture media. In case of pot experiment, litchee postharvest wastes were decomposed at level 57 - 59% by being applied V19 or V98 bio-product after 35 days (control was 45%). Based on characteristics of culture, morphological, physiological, biochemical, and 16S rRNA nucleotide sequences, V19 was identifield as Bacillus cereus, V98 was Bacillus toyonensis. TÓM TẮT Nghiên cứu thực hiện nhằm phân lập, tuyển chọn vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose để tạo nguồn giống sản xuất chế phẩm sinh học xử lý phế phụ phẩm sau thu hoạch quả vải. Từ 300 mẫu phụ phẩm quả vải hoai mục tự nhiên tại Lục Ngạn - Bắc Giang đã phân lập được 98 chủng vi khuẩn. Các chủng vi khuẩn được tuyển chọn thông qua đánh giá hoạt tính cellulase, amylase, protease và thông qua đánh giá sinh trưởng, hoạt tính enzyme ngoại bào khi nuôi ở các điều kiện pH, nhiệt độ, kháng sinh khác nhau. Kết quả đã tuyển chọn được 2 chủng vi khuẩn, chủng V19 được định danh là Bacillus cereus thuộc nhóm an toàn sinh học cấp 2, chủng V98 là Bacillus toyonensis thuộc nhóm an toàn sinh học cấp 1. Bước đầu thử nghiệm chế phẩm sản xuất từ V19 và V98 xử lý phụ phẩm quả vải sau thu cho thấy độ hoai mục đạt 57 - 59% sau 35 ngày ủ ở quy mô chậu vại. Độ hoai mục và hàm lượng dinh dưỡng ở công thức có chế phẩm vi khuẩn đều cao hơn công thức đối chứng và cao hơn trước khi ủ. |