Semiochemical application for the pest management of Hellula undalis Fabricius (Lepidoptera: Crambidae) on green mustards in the mekong delta
Từ khóa:
Dầu sả, dầu tỏi, hóa chất tín hiệu, quản lý tổng hợp, sâu kéo màng
Keywords:
Alliums sativum, Cymbopogon citratus, Hellula undalis, integrated pest management, semiochemicals
ABSTRACT
The cabbage webworm, Hellulaundalis Fab. (Lepidoptera: Crambidae), is one of the most serious insect pests on green mustards (Brassicaceae) in the Mekong delta. Towards effective strategies to control H.undalis, semiochemical application was investigated in vegetable fields of Long Ho district, Vinh Long province and experimental site of the Mekong University. Results showed that both essences of lemongrass (Cymbopogoncitratus) and garlic (Alliumssativum) had harassing effects on egg laying of moths in field conditions where plastic bags containing 2 ml of lemongrass and/or garlic essences in absorbent cotton were hang up on bamboo sticks in the middle of raised vegetable beds and essences were renewed weekly. The highest efficiency was within the 8m diameter from the hang bags of essences. The lemongrass essence gave the effective harassment of egg laying by 92%, as the same of A. sativum (87%), while only 66% by using pesticides compared to the control field without treatment. These results showed the effectiveness of semiochemicals as C.citratus and A.sativum were highly effective in H. undalis management.
TÓM TẮT
Sâu kéo màng, Hellulaundalis Fab. (Lepidoptera: Crambidae) là loài sâu hại rau cải họ Brassicaceae quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm tạo thông tin cơ sở cho các nghiên cứu về xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp (IPM) hiệu quả, nghiên cứu ứng dụng hóa chất tín hiệu để quản lý ngài H. undalis đã được thực hiện trên các ruộng rau cải thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long và khu thực nghiệm của Trường Đại học Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả và tỏi đều quấy rối được sự đẻ trứng của ngài H. undalis trong điều kiện ngoài đồng với vật liệu phóng thích là túi Plastic quay kéo chứa 2 ml tinh dầu được thấm vào bông thấm và được treo lên thanh tre ngay giữa liếp cải, định kỳ hằng tuần thay mới tinh dầu sả và tỏi/lần, khoảng cách cho hiệu quả quấy rối cao nhất cách túi treo theo đường kính là 8 m. Tinh dầu sả cho hiệu quả quản lý việc quấy rối đẻ trứng của ngài H. undalis 92% tương đương về mặt thống kê với dầu tỏi 87%, trong khi đó quản lý bằng thuốc bảo vệ thực vật chỉ được 66% so với ruộng không phòng trị. Kết quả này đã cho thấy hiệu quả của hóa chất tín hiệu, dầu sả và dầu tỏi có hiệu quả cao trong việc quản lý sự gây hại của H. undalis gây hại quan trọng trên rau cải tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Trích dẫn: Trần Thanh Thy, Lê Văn Vàng, Nguyễn Lộc Hiền và Nguyễn Hữu Minh Tiến, 2016. Nghiên cứu ứng dụng hóa chất tín hiệu để quản lý ngài Hellula undalis Fabricius (Lepidoptera: Crambidae) hại rau cải tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 200-209.
Trích dẫn: Trần Thanh Thy, Lê Văn Vàng, Nguyễn Lộc Hiền và Phan Thị Thanh Tuyền, 2016. Ảnh hưởng của giống cải và nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của sâu kéo màng, Hellula undalis Fabricius (Lepidoptera: Crambidae). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 193-199.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên