The research was aimed to screen Actinomycete isolates which are able to control leaf blight and stem rot disease on lotus caused by Phytophthora sp.. Ninety-three actinomycete isolates were collected from lotus field in some provinces of the Mekong Delta. The preliminary testing determined 30 isolates capable inhibiting Phytophthora sp. growth in laboratory conditions. Testing the antagonistic ability against Phytophthora sp. of 30 actinomycete isolates done with 5 replications showed that 5 isolates CM18, HG3, HG4, TG1 and BL6 indicated higher stabler antagonistic ability than others tested and the best - CM18 isolate - could reduce mycelial growth of Phytophthora sp. within the radius of 16.75mm and antagonistic efficacy of 89.89% at 60 hours after inoculation. Besides, the testing β-glucanase productivity of these Actinomycetes on β-glucan medium conducded with 5 replications showed that CM18 isolate was the best with the β-glucan lyses halo radius of 10,81mm at 14 days after testing.Moreover, all tested actinomycete isolates were able to produce siderophore under hydroxamates form.
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Phytophthora sp. gây bệnh cháy lá – thối thân trên cây sen. Kết quả phân lập được 93 chủng xạ khuẩn từ đất trồng sen ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đánh giá sơ khởi đã chọn được 30 chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao với nấm gây bệnh cháy lá – thối thân trên cây sen. Khả năng đối kháng của 30 chủng xạ khuẩn đối với nấm Phytophthorasp. được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, 5 chủng xạ khuẩn CM18, HG3, HG4, TG1 và BL6 luôn thể hiện khả năng đối kháng cao và bền với nấm Phytophthora sp.. Trong đó, chủng CM18 thể hiện khả năng đối kháng cao nhất với bán kính vòng vô khuẩn là 16,75 mm và hiệu suất đối kháng là 89,89% ở thời điểm 60 giờ sau khi cấy. Khả năng tiết enzyme β-glucanase của các chủng xạ khuẩn có triển vọng được thực hiện trên môi trường β-glucan với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, chủng xạ khuẩn CM18 có khả năng tiết enzyme β-glucanase cao nhất với bán kính vòng phân giải là 10,81 mm ở thời điểm 14 ngày sau khi cấy. Bên cạnh đó, các chủng xạ khuẩn thí nghiệm đều có khả năng tiết siderophore dạng hydroxamates.
Trích dẫn: Đinh Hồng Thái và Lê Minh Tường, 2016. Khảo sát khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm Phytophthora sp. gây bệnh cháy lá, thối thân trên cây sen. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 20-27.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên