Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 49 (2017) Trang: 35-43
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 13/09/2016

Ngày chấp nhận: 29/04/2017

 

Title:

Identifying the influential factors to development potential of AG-Nep variety in An Giang province

Từ khóa:

Chỉ số tiềm năng, giống AG-Nếp, tỉnh An Giang, yếu tố ảnh hưởng

Keywords:

AG-Nep, An Giang province, influential factors, potential index

ABSTRACT

The study was conducted to evaluate development potentials of AG-Nep variety in An Giang province, based on data collected from interviews of 150 households and 12 local officers. The analytical hierarchy process (AHP) was used to analyse factors that could influence on this glutinous rice production, including seeding rate, amount of fertilizers, production costs, soil erosion and market-linking capacity. The results showed that glutinous rice cultivation with AG-Nep variety has been main agricultural production strategy of Phu Tan district (occupied 92% of toatl growing area) and it contributed to high income (17-13 million dong/ha/crop).  AG-Nep had high developemnt potential index (P=5.26) in Phu Tan district, however, high seeding rates (>240kg/ha) and high amount of fertilizers (151-221kg/ha) were major influential factors in production. To increase the potential index and income for the farmer, the following factors should be considered: suitable seeding rates (120kg/ha), balance of fertilizers amount (100-120Nkg/ha) and manage irrigation water. Bisides, Improving soil fertile and linking up  the market should be concerned. This study can provide information for planning and developing AG-Nep in An Giang province.

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tiềm năng phát triển của giống AG-Nếp tại tỉnh An Giang bằng phương pháp phỏng vấn 162 mẫu gồm 150 nông hộ và 12 cán bộ địa phương. Số liệu được phân tích với phương pháp phân tích thứ bậc (Analytical Hierarchy Process, AHP) cho các mức độ ảnh hưởng đến sản xuất. Các yếu tố có thể ảnh hưởng quan trọng đến phát triển của giống được ước đoán: mật độ sạ; lượng phân bón; độ phì đất, chi phí sản xuất và khả năng tiếp cận thị trường trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất nếp là mô hình sản xuất nông nghiệp chính tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang (chiếm 92% diện tích lúa của huyện) và lợi nhuận từ trồng nếp khá cao (17-23 triệu đồng/ha/vụ). Phân tích số liệu cho thấy giống AG-Nếp được xác định có tiềm năng phát triển ở mức khá cao (P=5,26); tuy nhiên mật độ sạ dầy (>240 kg/ha) và liều lượng phân đạm cao (151-221 kg/ha) là hai yếu tố hạn chế chủ yếu (chiếm trọng số cao trong phân tích) đến sản xuất nếp. Để gia tăng tiềm năng phát triển và cải thiện thu nhập cho nông hộ, kỹ thuật canh tác cần áp dụng: mật độ gieo sạ khoảng 120 kg/ha và nghiệm thức phân 100-120 kgN/ha và áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ. Cải tạo đất và liên kết thị trường trong sản xuất cần được quan tâm cho sản xuất nếp trong thời gian tới. Nghiên cứu này có thể giúp cho việc lập qui hoạch và phát triển giống AG-Nếp ở tỉnh An Giang.

Trích dẫn: Bùi Lan Anh, Huỳnh Quang Tín và Huỳnh Như Điền, 2017. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển giống AG - Nếp tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 49b: 35-43.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...