Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 46 (2016) Trang: 1-7
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 09/03/2016

Ngày chấp nhận: 26/10/2016

 

Title:

Current situation and scenarios for reducing enteric methane emission from extensive beef cattle production system of smallholders in Quang Ngai province, Vietnam

Từ khóa:

Hệ thống bò thịt quảng canh, khí mêtan, kịch bản nuôi dưỡng

Keywords:

Extensive beef production system, diet, enteric methane

ABSTRACT

The objective of this study was to determine the enteric methane emission of different beef categories and develop scenarios to improve animal performance as well as reduce methane emission per live weight gain from extensive cattle production system in Quang Ngai province. Methane emission was estimated according to tier 3 of IPCC (2006) using RUMINAT Model. Results showed that average enteric methane emission factor was 20.9 kg/animal/year and enteric methane efficiency was 16.42 kg CO2eq/kg weight gain. Results of scenarios indicated that increasing dietary concentrate levels from 27% to 37% (cows and cattle > 1 year old) resulted in increased daily weight gain from 22 to 49% with reduced enteric methane efficiency from 20 to 27% compared with the current cattle keeping practice (17% for cow and cattle > 1 year old). Using forage mixture of elephant grass, rice straw and ruzzi grass or elephant grass, maize foliage and rice straw resulted in increased daily weight gain and reduced enteric methane efficiency compared to using a mixture of elephant grass and rice straw.

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu ước tính lượng khí mêtan phát thải từ lên men dạ cỏ của bò và xây dựng một số kịch bản về khẩu phần ăn để nâng cao năng suất đồng thời giảm phát thải khí mêtan trên một đơn vị tăng khối lượng từ chăn nuôi bò thịt quảng canh ở Quảng Ngãi. Khí mêtan phát thải lên men dạ cỏ được ước tính theo phương pháp của IPCC (2006) lớp 3 với sự hỗ trợ của phần mềm RUMINAT Model. Kết quả cho thấy hệ số phát thải khí mêtan trung bình là 20,9 kg/con/năm, tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính từ lên men dạ cỏ 16,42 kg CO2eq/kg tăng khối lượng của bò. Tăng mức thức ăn tinh trong khẩu phần từ 17% đối với bò mẹ và bò trên một năm tuổi (hiện trạng) lên 27% đến 37% trong khẩu phần bổ sung có thể làm tăng khối lượng từ 22 đến 49% và giảm từ 20 đến 27% tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng. So với khẩu phần xơ thô chủ yếu sử dụng cỏ voi và rơm lúa, thì việc sử dụng kết hợp cả cỏ voi, cỏ ruzi và rơm lúa hoặc cỏ voi, thân lá cây ngô và rơm lúa đã cải thiện tăng khối lượng và giảm tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng của bò.

Trích dẫn: Lê Đức Ngoan, Đinh Văn Dũng, Timothy D. Searchinger và Lê Đình Phùng, 2016. Hiện trạng và kịch bản giảm phát thải khí mêtan từ đường tiêu hóa của hệ thống nuôi bò thịt quảng canh quy mô nông hộ ở Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46b: 1-7.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...