Thông tin chung: Ngày nhận:08/08/2015 Ngày chấp nhận: 17/09/2015 Title: Assessment of removal pollutants ability from wastewater intensive catfish (Pangasianodon hypophthalmus) by constructed wetlands combined water Hyacinth (Eichhornia crassipes) Từ khóa: Lục bình, nước thải ao nuôi cá tra, sục khí, vi khuẩn, đất ngập nước Keywords: Eichhornia crassipes, wastewater intensive catfish, aeration, bacteria, constructed wetlands | ABSTRACT To minimize pollutants from wastewater fish pond before discharging into the environment and figure out appropriate treatment methods, the experiment was carried out with 4 treatments, including: (1) Waste water (control), (2) Waste water + Eichhornia crassipes, (3) Waste water + E. Crassipes and aeration, and (4) Waste water + E. Crassipes + aeration and bacteria; each treatment was done with four containers (size 63x43x50 cm) characterized by three time repeated with flow rate of 150L/day/system. Samples were collected to evaluate at the time of 32, 64 and 96 days in each container. The results showed that in all 4 containers of the control treatments and treatments no. 2, the N-NH4+, NO2- and CO2 concentrations were higher than that defined in the National Technical Regulation on Wastewate. The treatments no. 4 brings high-performance treatments; indicators N-NH4+, H2S and CO2, industry standards achieved in the first container, indicator NO2- targets achieved after industry standards through 2 container. It shows very clearly the functions Eichhornia crassipes in removing wastewater pollutants catfish ponds in the constructed wetlands surface flow. Fresh weight after 96 days of in the first container 2 and 4 treatments compared with the corresponding initial increase of 21.7; 31 and 26.4 times. E. Crassipes died in ascending order container 2, 3, 4 for the treatments has aeration. The 3 treatment has effective best handled in the first container. TÓM TẮT Để giảm thiểu các chất ô nhiễm từ nước thải ao nuôi cá tra trước khi đưa ra ngoài môi trường và tìm ra phương pháp xử lý thích hợp, thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức: (1) nước thải (đối chứng), (2) nước thải + lục bình, (3) nước thải + lục bình + sục khí, (4) nước thải + lục bình + sục khí + vi sinh, mỗi nghiệm thức có bốn ngăn với 4 lần lặp lại, ngăn có kích thước 63x43x50 cm, với lưu lượng nạp 150L/ngày/hệ thống. Sau khi bố trí thí nghiệm mẫu được thu để đánh giá ở các thời điểm 32, 64 và 96 ngày ở từng ngăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức lục bình có hàm lượng N-NH4+, NO2- và CO2 cao và chưa đạt quy chuẩn ngành sau khi qua 4 ngăn. Các nghiệm thức lục bình + sục khí và nghiệm thức lục bình + sục khí + vi sinh mang lại hiệu suất xử lý cao; các chỉ tiêu N-NH4+, H2S và CO2, đạt quy chuẩn ngành ở ngăn đầu tiên, chỉ tiêu NO2- đạt quy chuẩn ngành sau khi qua 2 ngăn. Điều đó thể hiện rất rõ vai trò của lục bình trong việc loại bỏ chất ô nhiễm nước thải ao nuôi cá tra bằng hệ thống đất ngập nước dòng chảy mặt. Trọng lượng tươi của lục bình sau 96 ngày ở ngăn đầu tiên của nghiệm thức 2 và 4 so với ban đầu tăng tương ứng 21,7; 31 và 26,4 lần. Lục bình chết theo thứ tự tăng dần ở ngăn 2, 3, 4 đối với các nghiệm thức có sục khí. Nghiệm thức 3 có hiệu quả xử lý tốt nhất ở ngăn đầu tiên. |