Thông tin chung: Ngày nhận bài: 10/01/2020 Ngày nhận bài sửa: 27/04/2020 Ngày duyệt đăng: 29/06/2020 Title: The requirements for hi-tech apply in rice produce at An Giang province based on stakeholders Từ khóa: An Giang, Đánh giá đa tiêu chí, Sản xuất lúa, Tiêu chí công nghệ cao, Ứng dụng công nghệ cao Keywords: An Giang province, criteria of high technology, high-tech application, multi-criteria evaluation, rice production | ABSTRACT The study aimed to identify the requirements for hi-tech apply in rice produce in the form of farmers’ field, thereby serving as scientific evidences to build potential regions for hi-tech apply in rice produce development in An Giang province. The study was systematization of the theoretical principles of high-tech apply in agriculture, interview of the expert’s comments and multi-criteria evaluation methods. The study results have identified four general requirements and twenty specific requirements for rice production hi-tech apply in rice produce. In which, specific requirements are paid more attention such as consumption market, profit, investment cost, management ability, production organization method, soil, water resources and environmental requirements. Requests less attention are labor sources and land use rights. This result is the basis for initially building criteria to assess the suitability to identify rice fields applying high technology, towards sustainable agricultural development in the integration period. TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định các yêu cầu cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao dưới hình thức sản xuất đại trà, từ đó làm cơ sở khoa học xây dựng vùng có khả năng phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hệ thống hóa cơ sở lý luận về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tham vấn ý kiến chuyên gia và phương pháp đánh giá đa tiêu chí. Kết quả nghiên cứu đã xác định được bốn yêu cầu chung và 20 yêu cầu cụ thể cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang. Trong đó, yêu cầu cụ thể về thị trường tiêu thụ, lợi nhuận, chi phí đầu tư, khả năng quản lý, phương thức tổ chức sản xuất, thổ nhưỡng, nguồn nước và các yêu cầu môi trường được quan tâm nhiều, yêu cầu nguồn lao động và quyền sử dụng đất ít được quan tâm từ các chủ thể. Bên cạnh đó, các chủ thể cũng cho rằng cần quan tâm đến quy mô diện tích canh tác khi thực hiện ứng dụng công nghệ cao. Kết quả này là cơ sở bước đầu xây dựng được các tiêu chí đánh giá khả năng phù hợp để xác định vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững trong thời kỳ hội nhập. |