Ngày nhận bài:03/07/2019 Ngày nhận bài sửa: 05/08/2019
Ngày duyệt đăng: 15/10/2019
Title:
Assessing the effectiveness of agricultural production patterns and proposing agricultural production areas in Phu Tan district - Ca Mau province
Từ khóa:
Canh tác hợp lý, đánh giá đất đai, huyện Phú Tân, nông nghiệp bền vững, sản xuất nông nghiệp
Keywords:
Agricultural production, land evaluation, Phu Tan, reasonable cultivation, sustainable agriculture
ABSTRACT
The research was aimed to identify sustainable land use types in agricultural production, which could be a proper foundation for proposing zones to improve argicultural land use effectiveness in the future. Data of agricultural land use and associated advantages and disadvantages in cultivation were collected through interviews of 391 farmers practicing four main typical production patterns. The research was determined physical and economic suitability of each land use type based on the FAO approaches (1976 and 2007). It was identified that aquaculture is the main activity in Phu Tan district, and shrimp-forest farming system is the most sustainable type of cultivation while intensive shrimp farming system is the least. Four zones of agricultural production towards sustainable agricultural production were proposed based on the assessment of physical and economic potentials. The findings of this research could be a scientific base to help managers plan strategies for sustainable agricultural production for Phu Tan district.
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm xác định các kiểu sử dụng đất mang tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, từ đó, làm cơ sở đề xuất vùng có khả năng phát triển nông nghiệp một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong tương lai. Nghiên cứu đã thu thập các số liệu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Xác định các thuận lợi, khó khăn trong quá trình canh tác nông nghiệp bằng cách phỏng vấn nông hộ (391 phiếu cho 04 mô hình sản xuất nông nghiệp). Xác định sự phù hợp về tự nhiên và kinh tế bằng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai FAO (1976 và 2007). Kết quả đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân chủ yếu là nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu đã xác định được tôm-rừng là mô hình canh tác mang tính bền vững cao nhất, và tôm thâm canh là mô hình có tính bền vững thấp nhất. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được 04 vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững dựa trên việc đánh giá tiềm năng đất đai về tự nhiên và kinh tế. Đây là cơ sở khoa học nhằm giúp các nhà quản lý hoạch định chiến lược định hướng sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Phú Tân.
Trích dẫn: Phan Chí Nguyện, Nguyễn Minh Hải, Phạm Minh Hiền và Phạm Thanh Vũ, 2019. Đánh giá hiệu quả của các mô hình canh tác và đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp tại huyện Phú Tân - tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 34-44.
Trích dẫn: Phan Chí Nguyện, Phạm Thanh Vũ, Vương Tuấn Huy, Phan Hoàng Vũ, Nguyễn Thị Song Bình, Võ Quốc Sử và Trần Văn Dũng, 2019. Đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 12-23.
Trích dẫn: Phan Chí Nguyện, Phạm Thanh Vũ và Lê Quang Trí, 2020. Xác định yêu cầu cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang trên cơ sở tham vấn các chủ thể khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3B): 93-100.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên