A previous study proved that leaf extract of mango (Mangifera indica L.) has the anti-hyperglycemia, anti-dyslipidemia, and anti-atherogenicity in alloxan-induced diabetic mice. In this study, the abilities of mango leaf extract in regulating glucose-6-phosphatase (G6Pase) and glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PDH) were tested. The results showed that the leaf extract of mango at the concentration of 100 and 125 µg/mL were able to inhibit G6Pase and G6PDH activities in vitro, respectively 90% and 80%. In addition, at a dose of 450 mg/kg body weight, the activities of key carbohydrate metabolising enzyme comprising G6Pase and G6PDH in alloxan monohydrate-induced toxic mice were recovered close to the normal levels. Observation of the microscopic cross section of liver tissues revealed that mice treated with mango leaf extract had significantly improvement in liver tissues compared to those of the non-treated control group. The results of this study demonstrated the efficacy of mango leaf extract in regulating enzyme activities on carbohydrate metabolism. Therefore, mango leaves can be a promising candidate for hypoglycemic drug in the future.
TÓM TẮT
Cao chiết lá xoài (Mangifera indica L.) đã được chứng minh có khả năng hạ glucose huyết, điều hòa lipid huyết và chống huyết khối trên chuột bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) Trong nghiên cứu này, cao chiết lá xoài tiếp tục được đánh giá khả năng ảnh hưởng đến các enzyme là nguyên nhân gây nên tình trạng tăng glucose huyết hoặc stress oxy hóa. Hai enzyme được đề cập trong nghiên cứu là glucose-6-phosphatase (G6Pase) và glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PDH). Kết quả cho thấy, cao chiết lá xoài non (LXN) có khả năng ức chế hoạt động của enzyme G6Pase và G6PDH in vitro đạt lần lượt 90% và 80% ở nồng độ cao chiết là 100 và 125 µg/mL. Kết quả nghiên cứu in vivo trên mô hình chuột gây độc bằng alloxan monohydrate (AM), cao chiết LXN có khả năng điều hòa hoạt động của hai enzyme này trở về xu hướng bình thường ở nồng độ cao chiết LXN là 450 mg/kg khối lượng chuột. Cao chiết LXN cũng được chứng minh có khả năng phục hồi cấu trúc mô bệnh học của chuột bị gây độc bởi AM trở về trạng thái bình thường. Vì vậy, LXN là nguồn nguyên liệu tiềm năng ức chế enzyme chuyển hóa glucose và trở thành dược liệu điều trị bệnh ĐTĐ và các biến chứng của bệnh ĐTĐ.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Ái Lan và Đái Thị Xuân Trang, 2020. Ảnh hưởng của cao chiết lá xoài non (Mangifera indica L.) đến hoạt động enzyme glucose-6-phosphatase và glucose-6-phosphate dehydrogenase. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học tự nhiên)(2): 48-56.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Ái Lan, Trà Lâm Tuấn Vũ và Đái Thị Xuân Trang, 2019. Khả năng kháng oxy hóa của cao methanol rễ me keo (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) trên chuột bị stress oxy hóa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1A): 47-53.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Ái Lan và Đái Thị Xuân Trang, 2018. Khả năng kháng oxy hóa và bảo vệ tế bào MIN6 tụy tạng của dịch trích methanol lá xoài non (Mangifera indica L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(7A): 85-93.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên