Thông tin chung: Ngày nhận bài: 04/02/2018 Ngày nhận bài sửa: 29/03/2018 Ngày duyệt đăng: 29/10/2018 Title: Antioxidant and Protective Effects of Young Mango (Mangifera indica L.) Leaves Extract against Tunicamycin-Induced Cell Death with Endoplasmic Reticulum (ER) Stress in MIN6 Pancreatic β-Cells Từ khóa: Bệnh đái tháo đường, kháng oxy hóa, lá xoài non, Mangifera indica L., stress mạng nội chất, tế bào MIN6 Keywords: Diabetes, ER stress, MIN6 cell, Mangifera indica L., pancreatic cell, tunicamycin | ABSTRACT Protective effect of young mango (Mangifera indica L.) leaves extract against endoplasmic reticulum (ER) stress was conducted in MIN6 pancreatic β-cells in vitro. The MIN6 cell line was cultured with 5 µg/mL tunicamycin added in 24 hours of exposure and 5% CO2 to induce ER stress and cell death. Cytotoxicity effects of young mango leaves extract on MIN6 cells were observed at various concentration from 50 to 500 µg/mL. Protective effects of the extract were also examined. The results showed that the young mango leaves extract exhibited no cytotoxicity effects on MIN6 cells in 48 hours of culture. The maximal concentration of the extract to protect MIN6 cells against cell death with ER stress was 500 µg/mL. In addition, the antioxidant effects of the young mango leaves extract were recorded in this study. The methods including 2, 2-diphenyl-l-picrylhydrazyl (DPPH), reducing power (RP) assays and 2’-azinobis-(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid) (ABTS•+) assays were used to determine antioxidant effects of the extract. The EC50 values were 26.64±0.88 µg/mL in DPPH assays, 12.11±1.15 µg/mL in ABTS•+ assays and 45.7±0.50 µg/mL in reducing power assays. It is proved that the young mango leaves have potential in diabetes treatment by against cell death in pancreatic β-cells through ER stress pathway. TÓM TẮT Khả năng bảo vệ tế bào β tụy tạng khỏi sự phá hủy bởi stress mạng nội chất của dịch trích lá xoài non (Mangifera indica L.) được thực hiện in vitro trên tế bào MIN6. Sự chết của tế bào MIN6 được gây ra do tunicamycin ở nồng độ 5 µg/mL, sau 24 giờ ủ ở điều kiện 37oC và 5% CO2. Khả năng gây độc đối với tế bào MIN6 của dịch trích lá xoài non (LXN) được khảo sát ở nồng độ từ 50 đến 500 µg/mL ở điều kiện ủ 37oC và 5% CO2 trong 48 giờ. Khả năng bảo vệ tế bào MIN6 của dịch trích LXN cũng được khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy, ở các nồng độ khảo sát LXN không gây độc tế bào MIN6 trong 48 giờ. Nồng độ dịch trích LXN có khả năng bảo vệ tế bào MIN6 khỏi sự chết bởi stress mạng nội chất tốt nhất là 500 µg/mL. Bên cạnh đó, thí nghiệm đã chứng minh dịch trích LXN có hiệu quả kháng oxy hóa. Kết quả khảo sát khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp trung hòa gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH), khử sắt (RP) và 2, 2'-azinobis-(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid) (ABTS•+) có giá trị EC50 lần lượt là 27,64± 0,88; 12,11 ± 1,15 và 45,7± 0,50 µg/mL. Kết quả chứng minh, LXN có tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường theo cơ chế kháng oxy hóa và bảo vệ tế bào β của tụy tạng khỏi sự chết bởi stress mạng nội chất. |