The study subject was conducted to determine stability quotient of soil structure and to identify the factors which are affecting the formation and development of soil structure on alluvial major soil group in the Mekong Delta, Vietnam. Five typical soil types of alluvial major soil group in the Mekong Delta were selected for study. One hundred soil samples were taken for laboratory analysis of the soil aggregate and structural stability and some soil physio-chemical properties related. Fifty households was also interviewed in the study locations. The results showed that organic matter is considered as the main factor strongly influencing to the soil aggregate and structural stability compared to soil texture, Ca and CEC in soil horizon. For improving the soil structural stability and structure development, in cultivation practices and land use, it is necessary to recommend using organic fertilizer. The soil aggregate stability (stability index, SI) varies in the range of 0,23 to 2,38 and soil structural stability (stability quotient, SQ) changes from 22,43 to 184,13. The soil structural stability of alluvial major soil group can initially be grouped into 03 classes: low (<60), moderate (60-85), and high (> 85).
TóM TắT
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích phân hạng độ bền cấu trúc đất (SQ) và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cấu trúc đất của nhóm đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long. Năm loại đất điển hình thuộc nhóm đất phù sa ven sông và xa sông được chọn cho mục đích nghiên cứu. Với số lượng 100 mẩu đất được lấy và phân tích các chỉ số độ bền cấu trúc đất và các đặc tính hóa lý đất liên quan. Năm mươi hộ nông dân trong vùng nghiên cứu cũng được phỏng vấn để đánh giá các mặt ảnh hưởng đến sự phát triển cấu trúc đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất hữu cơ được xác định là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự biến động độ bền kết cấu và cấu trúc đất so với sa cấu, Ca và CEC trong đất. Để cải thiện độ bền cấu trúc đất và tạo cho kết cấu đất phát triển trong canh tác và sử dụng đất cần khuyến khích bón thêm phân hữu cơ cho đất. Độ bền cấu trúc đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long có giá trị khá biến động, chỉ số độ bền kết cấu đất (SI) thay đổi từ 0,23 - 2,38 và chỉ số độ bền cấu trúc đất (SQ) từ 22,43 - 184,13. Độ bền cấu trúc nhóm đất phù bước đầu có thể phân cấp thành 03 mức độ: Thấp (<60), Trung bình (60 - 85) và Cao (>85).
Lê Văn Khoa, Võ Quang Minh, Phạm Thanh Vũ, NGUYEN THI CAM SU, 2013. PHÂN VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP THEO THỦY VĂN, THỔ NHƯỠNG VÀ HIỆN TRẠNG CANH TÁC CHO CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 227-236
Lê Văn Khoa, Trần Bá Linh, 2011. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT 2 VỤ LÚA - 1 VỤ MÀU CỦA VÙNG ĐẤT TRỒNG LÚA NƯỚC TRỜI HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 18b: 272-283
Lê Văn Khoa, Nguyễn Hoàng Cung, 2011. ĐẶC TÍNH VẬT LÝ ĐẤT CỦA VÙNG CANH TÁC LÚA NƯỚC TRỜI HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 18b: 284-294
Trích dẫn: Lê Văn Khoa, Trần Kim Tính, Lê Quang Minh, Trần Bá Linh và Nguyễn Văn Quí, 2016. Đánh giá khả năng giữ nước và một số đặc tính vật lý đất trên một số cây trồng tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 4): 38-47.
Lê Văn Khoa, Nguyễn Thị Thùy Dương, 2012. HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT VÙNG ĐẤT PHONG HÓA TẠI CHỖ HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 21b: 78-86
Lê Văn Khoa, Nguyễn Văn Bé Tí, 2012. ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CẤU TRÚC ĐẤT CỦA NHÓM ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 79-88
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên