Rừng ngập mặn được xem như hệ thống đê tự nhiên bảo vệ bờ biển trước tác động của sóng triều, tuy nhiên khả năng này thay đổi ở các độ dày rừng khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định độ dày rừng ngập mặn đáp ứng khả năng làm giảm tác động sóng triều đến vùng ven bờ tỉnh Bạc Liêu. Các ô tiêu chuẩn với khoảng cách 20 m của rừng ngập mặn được thiết lập từ vuông góc bờ biển vào nội địa 100m và thực hiện trên ba lát cắt để đảm bảo tính đại diện. Tỷ lệ phần trăm giảm của năng lượng sóng triều khi qua rừng ngập mặn có độ dày từ 20 m đến 100 m dao động trong khoảng 32,19 - 91,44% (tương ứng tỷ lệ giảm sóng dao động trong khoảng 0,65 - 0,09). Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm giảm của năng lượng sóng triều tương quan thuận với độ dày rừng ngập mặn (r = 0,96). Tuy nhiên, tỷ lệ giảm sóng thì tương quan nghịch với độ dày rừng ngập mặn (r = -0,95). Như vậy, năng lượng sóng triều qua rừng ngập mặn có độ dày lớn hơn hoặc bằng 76,27 m thì không còn khả năng gây tác động đến vùng ven bờ (so với tỷ lệ phần trăm giảm của năng lượng sóng triều chuẩn là 80% và tỷ lệ giảm sóng 0,2).
Tạp chí: Hội nghị khoa học công nghệ lần 3 - Quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và môi trường hướng đến tăng trưởng xanh. Trường Đại học Tài Nguyên môi Trường thành phố Hồ Chí Minh 18/11/2016
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên