Penaeus monodon culturing in extensive models with different numbers of years of culture, model designs is very popular in the Mekong delta. The research was conducted in combination type in 10 years of culture (60% of forest and 40% for surface water area), and in separated new model (70% and 30% one with less than 7 months of culture). The result showed that the concentration of N-NO3- (0.22-0.25 mg/L) was not suitable for the growth of shrimp (0.4-0.8 mg/L). P-PO43- concentration was very low 0.02-0.03 mg/L. DO was 3.84 mg/L less than the lower threshold (4 mg/L) in the separated model and was 6.05 mg/L in the combination one. The H2S concentration in two models was 4-6 times higher than normal shrimp growth level (less than 0.05 mg/L). Salinity, alkalinity, pH, and transperancy were suitable for shrimp. H2S concentration may be a risk for farmer during harvesting. Removing the branches of mangrove trees along shrimp ditch is one way to limit the H2S in water.
Keywords: extensive model, water quality, surface water
Title: Water quality in extensive culture of Penaeusmonodon at Tam Giang I Forestry and FisheryEnterprise, Ngoc Hien district, Ca Mau province
TóM TắT
Mô hình nuôi tôm sú (Penaeusmonodon) quảng canh phụ thuộc vào số năm canh tác, kiểu thiết kế rất phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện ở mô hình rừng tôm kết hợp có tỷ lệ rừng tôm 6/4 thời gian canh tác 10 năm và mô hình rừng tôm tách biệt có tỷ lệ 7/3 vừa được đưa vào canh tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ N-NO3- thấp (0,22-0,25 mg/L) không thích hợp cho tôm phát triển (0,4-0,8 mg/L). Nồng độ P-PO43- rất thấp (0,02-0,03 mg/L). Hàm lượng oxy hòa tan DO là 3,84 mg/L thấp hơn giới hạn chịu đựng 4 mg/L ở kiểu rừng tôm tách biệt, và 6,05 mg/L ở mô hình rừng tôm kết hợp. Nồng độ H2S cao gấp 4-6 lần so với giới hạn chịu đựng của tôm (0,05 mg/L) ở cả 2 mô hình. Các chỉ tiêu độ mặn, độ kiềm, pH, và độ trong thích hợp cho tôm phát triển. Nồng độ H2S cao sẽ tạo nên rủi ro, giảm năng suất cho người nuôi lúc thu hoạch. Cần mé nhánh cây rừng dọc theo bờ mương nhằm hạn chế nồng độ H2S cao do sự rơi rụng và phân hủy của lá.
Từ khóa: mô hình quảng canh, chất lượng nước, nước mặt
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên