The situation of disease management in mudskipper farming (Pseudapocryptes lanceolatus) in Bac Lieu province
Từ khóa:
Cá bống kèo, bệnh thường gặp, quản lý dịch bệnh
Keywords:
Mudskipper, common diseases, disease management
Abstract
Disease management of mudskipper (Pseudapocryptes lanceolatus), which are cultured in Bac Lieu province has been recorded through the survey of 90 mudskipper grow-out farms. The majority of farm operators had 2-4 years of farming experience. The farm area varied from 1,000-5,000 m2. The source of fingerling was depended on wild collection and stocking density ranged from 100 to 150 inds/m2. The main crop was usually from June to September or October of lunar calendar. All interviewed farms did not have settling ponds and water supply was taken directly from rivers and irrigation canals to cultured ponds. During the culture period, most of farmers did not exchange water but added water. Chemical and microorganisms were used for water treatment in order to improve cultured environment. Common diseases in mudskipper farming were recorded including hemorrhagic disease (78.9%), ulcers disease (50%), abdominal distention disease (50%), liver disease (25.6%), losing mucus (18.9%), and intestinal diseases (15.6%). These kinds of diseases affected productivity and profits. Occurrence of disease was highly found in first two months of the crop. Amoxicillin was the most popular used antibiotic for disease prevention and treatment which was based on farmers?s own experiences or learning from each other.
Tóm tắt
Tình hình quản lý dịch bệnh trên cá bống kèo nuôi tại tChaỉnh Bạc Liêu được ghi nhận qua kết quả điều tra 90 hộ nuôi cá kèo thương phẩm. Phần lớn các hộ có kinh nghiệm nuôi được 2-4 năm. Diện tích nuôi cá bống kèo phổ biến từ 1.000 -5.000 m2. Nguồn giống thả phụ thuộc vào tự nhiên với mật độ phổ biến từ 100 -150 con/m2. Vụ nuôi thuận khoảng từ tháng 6 - 9 và 10 dương lịch. Tất cả các hộ được phỏng vấn không sử dụng ao lắng, lọc mà lấy nước trực tiếp từ sông và kênh thủy lợi. Trong quá trình nuôi, hầu hết các hộ nuôi không thay nước mà chỉ cấp thêm nước, xử lý hóa chất và vi sinh nhằm cải thiện môi trường nuôi. Bệnh thường xuất hiện trong ao nuôi cá bống kèo thương phẩm chiến tỷ lệ cao là bệnh xuất huyết (chiếm 78,9%), bệnh lở loét (50%), bệnh chướng bụng (50%), bệnh gan (25,6%), tuột nhớt (18,9%) và bệnh đường ruột (15,6%) làm ảnh hưởng đến năng suất nuôi và lợi nhuận của người nuôi. Thời gian cá xuất hiện bệnh tập trung nhiều ở giai đoạn 2 tháng tuổi. Amoxicillin là loại kháng sinh được sử dụng rất phổ biến để phòng và trị bệnh cho ao nuôi cá bống kèo qua kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên