Han-Nom archives and history restoration of the An Binh temple at An Binh village, Long Ho district, Vinh Long province
Từ khóa:
Đình An Bình, lịch sử đình An Bình, di văn Hán Nôm đình An Bình
Keywords:
An Binh temple, archives, Han-Nom documents, history
ABSTRACT
An Binh temple located in An Binh island of Long Ho district (Vinh Long province) is one of five legend temples which stored many Han-Nom archives showing An Bình residents’ process of building their hamlet and village. Through practical surveys, relics are at risk of being damaged by various causes, and more poignant is that the An Binh temple’s indentity had “rested” following the Elders. From documents collected, theAn Binh temple’s history is restored, partly filling the gaps in mental beliefs of the people at once renowed Bich Tran land.
TÓM TẮT
Đình An Bình tọa lạc tại cù lao An Bình[1], huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long là một trong số năm tự tích[2] còn lưu lại rất nhiều di văn Hán Nôm cho thấy công cuộc dựng làng lập ấp của cư dân An Bình. Qua khảo sát thực tế, những di văn này đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại do nhiều nguyên nhân khác nhau, càng xót xa hơn khi được biết lai lịch của đình An Bình cơ hồ đã “an nghỉ” theo các bậc lão niên ngày nào. Từ di văn thu thập được, bài viết xin tái lập lại lịch sử đình An Bình, phần nào khỏa lấp những khoảng trống trong tâm thức tín ngưỡng của người Việt tại vùng đất Bích Trân[3] vang dấu một thời.
Trích dẫn: Đỗ Thị Hà Thơ và Lý Vĩnh Thuận, 2017. Di văn Hán Nôm và việc tái lập lịch sử đình An Bình xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 48c: 27-32.
[1] Năm 1944, Pháp sáp nhập hai thôn An Thành và Bình Lương lại thành xã An Bình. Địa danh An Bình tồn tại đến ngày hôm nay. Về mặt hành chánh, xã An Bình từng thuộc nhiều đơn vị quận, huyện và tỉnh khác nhau. Trước kia An Bình thuộc quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long; sau đó lại trực thuộc quận Nhất, quận Nhì, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; rồi có giai đoạn thuộc quận Chợ Lách Bến Tre. Từ năm 1992, xã An Bình thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
[2] Đó là đình Bình Lương, đình Hòa Ninh, đình Phước Định, đình An Bình và chùa Tiên Châu.
[3]Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho biết: “Cù lao Bích Trân 碧珍ở phía Bắc trấn Vĩnh Thanh, chu vi 12 dặm, sắc cây xanh biếc, ánh nước long lanh như ngọc bích. Lại có tên là Bát Tân, ý nói bến nước thông cả tám hướng. Nơi này làm cồn cát bảo vệ cho sông Long Hồ, hai bên khép lại như cái vạt áo, quanh vòng ôm lấy hai thôn Bình Lương và An Thành”. Lý Việt Dũng biên dịch, 2004.
Trích dẫn: Đỗ Thị Hà Thơ, 2016. Quy tắc ứng xử đối với gia đình và xã hội qua tư liệu hương ước chữ Hán Choson thế kỷ XVII – XVIII. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44c: 80-87.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên