Thông tin chung: Ngày nhận: 26/9/2014 Ngày chấp nhận: 07/11/2014 Title: Correlation between surface water quality and social-economic indicators in Can Tho and Soc Trang Từ khóa: Chất lượng nước mặt, ô nhiễm nước mặt, phát triển kinh tế - xã hội Keywords: Socio - economic development, surface water quality and surface water pollution | ABSTRACT An analysis of the correlation between water quality indicators and socio - economic values were done based on available data of surface water quality and socio-economic indicators of Can Tho and Soc Trang from 2005 to 2009. The surface water quality parameters used include DO, BOD5, COD, pH, TSS, Fe, NH4-, NO2-, NO3- and coliform and ten socio ? economic indicators were population density, the number of industrial establishments, commercial ?service, area of land for rice cutivation, rice production, area of land for aquaculture, aquaculture production, area of land for vegetations and number of livestock and poultry. The results showed that an increase in population density, industrial and commercial sectors, and livestock production resulted in increased levels of organic matter parameters in river/canal. In contrast, rice and aquaculture production had positive correlation with the concentration of TSS, pH and nitrogen parameters. TóM TắT Phân tích mối tương quan giữa chất lượng nước mặt và một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội được thực hiện tại Cần Thơ và Sóc Trăng từ năm 2005 đến 2009. Các chỉ tiêu chất lượng nước mặt được sử dụng bao gồm DO, BOD5, COD, pH, TSS, Fe, NH4-, NO2-, NO3-, và mật độ vi sinh với 10 chỉ tiêu kinh tế - xã hội là mật độ dân số, số cơ sở công nghiệp, thương mại ? dịch vụ, diện tích lúa, sản lượng lúa, diện tích thủy sản, sản lượng thủy sản, diện tích cây trồng cạn, và số lượng gia súc và gia cầm. Kết quả phân tích cho thấy sự gia tăng mật độ dân số, số cơ sở công nghiệp, số cơ sở thương mại dịch vụ, số lượng gia súc, gia cầm là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường nước xung quanh. Trong khi đó, tăng diện tích lúa, sản lượng lúa, diện tích nuôi trồng thủy sản và sản lượng thủy sản nuôi trồng là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, đạm và giảm pH nước. |