Thông tin chung: Ngày nhận: 12/02/2015 Ngày chấp nhận: 17/08/2015 Title: Surface water quality and self-purification capacity of irrigation canal network in a full-dyke system in the My Luong town, Cho Moi district, An Giang province Từ khóa: Đê bao khép kín, An Giang, BOD5, TKN, TP, khả năng tự làm sạch Keywords: Full-dyke system, An Giang, BOD5, TKN, TP, self-purification capacity | ABSTRACT Full-dyke systems have been built in the An Giang province, especially in the My Luong town of the Cho Moi district to protect existing triple rice farming systems. Apart from the well-known benefits of the full-dyke, construction of such the system prevents sediment accumulated in the rice field and is of the main constraints of water-exchanged between rice fields and external environment, leading to the degradation of soil and (surface) water resources. In order to maintain the rice yield, local farmers intensively used fertilizer as an additional source of nutrient, one of the causes of surface water pollution. Results from monitoring surface water quality in the study area showed that the biochemical oxygen demand (BOD5) concentrations in the dry and flood season met the threshold values of QCVN 08:2008/BTNMT for irrigation purposes. Concentrations of total Kjeldahl nitrogen (TKN) and total phosphorus (TP) exceeded the threshold values defined in the regulation with significantly seasonal variation. Furthermore, TKN and TP concentrations were positively correlated with the amounts and types of fertilizer used. Apart from the surface water quality monitoring, the self-purification capacity of canal network was identified incapable of receiving any more pollutants (generating BOD5, TKN and TP) from rice field. TÓM TẮT Hệ thống đê bao khép kín đã và đang được xây dựng ở tỉnh An Giang, điển hình là thị trấn Mỹ Luông thuộc huyện Chợ Mới để bảo vệ khu vực trồng lúa 3 vụ hiện có. Ngoài những lợi ích của đê bao, các công trình đã ngăn cản lượng phù sa tích lũy cho ruộng lúa và lượng nước trao đổi giữa đồng ruộng và môi trường bên ngoài, dẫn đến sự suy thoái đất và nguồn nước mặt. Vì thế, để duy trì năng suất lúa, nông dân sử dụng phân bón ngày càng nhiều để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt trong kênh nội đồng. Kết quả khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt ở thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho thấy, nồng độ BOD5 vào mùa khô lẫn mùa lũ còn nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT sử dụng với mục đích tưới tiêu. Tổng nitơ Kjeldahl (TKN) và tổng photpho (TP) đã vượt mức cho phép của quy chuẩn với giá trị biến đổi đáng kể theo mùa. Bên cạnh đó, nồng độ TKN và TP có liên hệ mật thiết với lượng và loại phân bón được sử dụng. Ngoài việc đánh giá chất lượng nước mặt, khả năng tự làm sạch của hệ thống kênh nội đồng được đánh giá là không còn khả năng tiếp nhận thêm những nguồn ô nhiễm (thông qua BOD5, TKN và TP) từ đồng ruộng. |