Tiger shrimp farming is one of the important economic sectors of Ben Tre and Soc Trang provinces. This study aims to assess the technical and financial efficiency as well as linkages or collaboration of different intensive shrimp (Penaeus monodon) farming models in order to contribute to solutions for sustainable shrimp culure in the region. The study was carried out from September 2010 to May 2011 with four typical models, consisting of (i) Household shrimp farms, (ii) Farm enterprenuers, (iii) Cooperative/ group production/clubs, and (iv) Companies. The secondary information was collected from state organizations. Primary data was colleted though interviewing 100 shrimp farming units, including household shrimp farmers (60), farming enterprenuers (11), cooperative/group production/clubs (18), and shrimp farming commpanies (11). The results showed that the average yield and profit of each farming model was 5,336 kg/ha/crop and 244,246 thousand VND/ha/crop; 6,773 kg/ha/crop and 442,678 thousand VND/ha/crop; 6,450 kg/ha/crop and 317,783 thousand VND/ha/crop; and 8,355 kg/ha/crop and 553,118 thousand VND/ha/crop, respectively. The linkages and collaboration in farming shrimp are also discussed in details.
Title: Technical and financial efficiencies and linkages of different intensive shrimp (Penaeus monodon) farming models in Ben Tre and Soc Trang province
TóM TắT
Nuôi tôm sú là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính cũng như các hoạt động liên kết trong sản xuất của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh nhằm góp phần làm cơ sở đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho nghề nuôi tôm bền vững. Khảo sát được thực hiện từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 trên bốn hình thức tổ chức sản xuất là nông hộ nhỏ lẻ (NH), trang trại (TT), hợp tác xã/ban quản lý vùng nuôi (HTX/BQLVN) và công ty (CT). Số liệu thứ cấp được thu từ các cơ quan ban ngành. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 60 NH, 11 TT, 18 HTX/BQLVN và 11 CT nuôi tôm sú thâm canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của bốn hình thức sản xuất lần lượt là 5.336 kg/ha và 244.246 ngàn đồng/ha/vụ (NH); 6.773 kg/ha và 442.678 ngàn đồng/ha/vụ (TT), 6.450 kg/ha và 317.783 ngàn đồng/ha/vụ (HTX/BQLVN); và 8.355 kg/ha và 553.118 ngàn đồng/ha/vụ (CT). Các mối liên kết trong nuôi tôm cũng được thảo luận chi tiết trong báo cáo này.
Từ khóa: Penaeus monodon, nuôi tôm thâm canh, hình thức nuôi tôm, liên kết sản xuất
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên