The objective of this study were to make compost from waste product of biogas production and to identify the effect of compost on the improvement of soil properties and crop yield. Biogas slurry was separated into two parts: liquid and residue. These two materials were combined with the supplemental materials: rice straw, pig manure and sugarcane filter-cake. Two kinds of compost were formed, (i) liquid biogas slurry - rice straw - sugarcane filter-cake (ii) residue biogas slurry - rice straw - pig manure. Trichoderma fungi was added to both composts. The changes of some selected soil properties and the growth of baby-corn were evaluated. After 100 days of composting, the residue biogas slurry compost increased the total nitrogen and organic carbon content . The density of E. coli bacteria was below the critical value which cause harmful to human health (21.25 cfu/g compared to 9166.6 cfu/g at initial state). Salmonella bacteria was eliminated after composting. Using of biogas slurry residue compost at 20 tons.ha-1 resulted in increased soil pH, organic matter, labile organic nitrogen, phosphate available in comparison with using inorganic fertilizer alone (150-90-100). Application of liquid and residue biogas slurry compost improved baby-corn growth on degraded soil (Stagnic Humic Plinthosol) in screen house. The biomass of plant and baby-corn fruit weight were enhanced significantly. The greatest effect was found in the treatment of adding 10 tons.ha-1 along with 112.5N- 67.5P- 75K (75% inorganic fertilizer).
Title: Effect of biogas slurry compost on improvement of soil fertility and plant growth
TóM TắT
Mục tiêu của thí nghiệm nhằm 1/Đánh giá chất lượng phân hữu cơ ủ phối trộn với chất cặn và dung dịch hầm ủ biogas và 2/ Hiệu quả của phân compost
đối với độ phì nhiêu đất và sinh trưởng của cây trồng. Chất thải hầm ủ biogas được tách làm hai phần: phần dung dịch và phần chất cặn. Phân hữu cơ được ủ từ hai loại nguyên liệu trên với các nguyên liệu bổ sung: rơm, phân heo, bã bùn mía. Hai loại phân hữu cơ được ủ (i) phối trộn giữa dung dịch hầm ủ biogas, rơm, bã bùn mía, (ii) phối trộn giữa chất cặn hầm ủ biogas, rơm, phân heo. Nấm Trichoderma được cấy bổ sung vào phân hữu cơ. Kết quả phân tích chất lượng phân hữu cơ sau 100 ngày ủ cho thấy hàm lượng đạm, carbon gia tăng có ý nghĩa, mật số vi khuẩn E. coli giảm dưới ngưỡng gây hại ở nghiệm thức ủ với chất cặn hầm ủ biogas ( 9166,6 cfu/g so với 21,25 cfu/g), vi khuẩn Salmonella được loại hoàn toàn sau khi phân hữu cơ được ủ hoai mục. Phân hữu cơ ủ từ chất cặn hầm ủ biogas (20 tấn ha-1) giúp cải thiện pH đất, hàm lượng chất hữu cơ, đạm hữu cơ dễ phân hủy, lân dễ tiêu tăng khác biệt ý nghĩa. Phân hữu cơ ủ từ dung dịch và từ chất cặn hầm ủ biogas giúp tăng sinh trưởng của cây bắp rau trên đất xám bạc màu. Sinh khối tươi và trọng lượng trái bắp rau tăng có ý nghĩa so với nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ, đạt hiệu quả cao nhất ở nghiệm thức bón 10 tấn phân hữu cơ (ở cả hai loại dung dịch và chất cặn) kết hợp 112,5N- 67,5P- 75K (75% phân vô cơ khuyến cáo). Phân hữu cơ ủ từ chất thải hầm ủ biogas là sản phẩm hiệu quả trong phục vụ sản xuất nông nghiệp và giảm ô nhiễm môi trường.
Từ khóa: chất thải hầm ủ biogas, dung dịch hầm ủ biogas, chất cặn hầm ủ biogas, bã bùn mía, nấm Trichoderma, vi khuẩn Salmonella
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên