Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 11b (2009) Trang: 206-216
Tải về

ABSTRACT

Black tiger shrimp (Penaeus monodon) has been farmed in a wide range of salinity but the animal may grow differently in relation with salinity. This study aims to assesse the osmoregulation and growth of shrimp exposed to different salinities for practical recommendations of farming. The salinity tolerance and osmoregulation of shrimp was carried out in the 500-littre composite tanks. The salinity ranged from 0? to 70?. Osmotic pressure of water, blood and shrimp muscle was measured by the HR33T machine. The growth of shrimp (initial weight of 10 g each) was examined at four salinities including 3?, 15?, 25? and 35? for 90 days. Four composite tanks of 0.6 m3 (2x0.6x0.5 m) each were used for the experiment. Each tank was divided into 30 equal compartments by net and one shrimp was kept in each compartment. Shrimp was fed pelleted feed and fresh squid. The results showed that shrimp could not be able to control the osmoregulation at the salinity of 0?. The isotonic salinity was found at 26?. The salinity of 20? was the highest level, in which the osmotic pressure of the shrimp was higher than that of environment. The salinity of 32? was the lowest level, in which the osmotic pressure of the shrimp was lower than that of environment. Osmotic pressure value of the shrimp at the tested salinities was maintained stably during the experimental period. The salinity of 3? showed a good growth rate but the survival rate was lower than the other treatments (15, 25 and 35?). The osmoregulation influenced slightly to the growth rate and the molting cycle of the shrimp at the salinity of 35?. The study recommended that shrimp can growth normally in the salinity range of 3 to 35?.

Keywords: salinity, osmoregulation and black tiger shrimp

Title: Effects of salinities on osmoregulation and growth of black tiger shrimp (Penaeus monodon)

TóM TắT

Tôm sú (Penaeus monodon) đang được nuôi ở nhiều vùng có độ mặn khác nhau. Sinh trưởng của tôm có thể khác nhau theo từng độ mặn. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu và sinh trưởng của tôm ở các độ mặn khác nhau nhằm đưa ra những đề xuất để ứng dụng cho nghề nuôi tôm. Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu đựng độ mặn và điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm giống (trung bình 10 g) được tiến hành trên bể composite thể tích 500 lít. Khoảng độ mặn khảo sát từ 0 đến 70?. áp suất thẩm thấu (ASTT) của nước, máu, cơ tôm được đo bằng máy đo HR33T. ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm tiến hành với 4 nghiệm thức được chọn lựa từ kết quả bố trí thăm dò là 3?, 15?, 25? và 35?. Bể thí nghiệm là bể composite thể tích 0,6 m3 (2x0,6x0,5 m), được ngăn bằng lưới thành 30 ô đều nhau và mỗi ô nuôi 1 tôm. Cho tôm ăn thức ăn viên và thức ăn tươi sống (mực). Thời gian thí nghiệm là 90 ngày. Kết quả, tôm sú cho thấy tôm không còn khả năng điều hòa ASTT để thích ứng được với môi trường nước 0?. Độ mặn đẳng trương của tôm tại 26?. ở 20? là độ mặn cao nhất mà ASTT của cơ thể tôm lớn hơn ASTT của môi trường và 32? là độ mặn thấp nhất mà ASTT của cơ thể tôm nhỏ hớn ASTT của môi trường. áp suất thẩm thấu của tôm tại các độ mặn duy trì ổn định theo thời gian. ở độ mặn 3? cho khả năng trưởng của tôm nhanh nhưng tỷ lệ sống thấp hơn các độ mặn thí nghiệm còn lại (15, 25 và 35?). Tại độ mặn 35? hoạt động điều hòa ASTT đã có ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và chu kỳ lột xác của tôm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể nuôi tôm sú trong khoảng độ mặn từ 3 đến 35?.

Từ khóa: độ mặn, áp suất thẩm thấu và tôm sú

Các bài báo khác
Số 14 (2010) Trang: 135-145
Tải về
Số 02 (2004) Trang: 41-50
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...