Thông tin chung: Ngày nhận bài: 02/01/2020 Ngày nhận bài sửa: 27/02/2020 Ngày duyệt đăng: 29/06/2020 Title: Effect of b-glucan on immune responses of white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) infected with Vibrio parahaemolyticus Từ khóa: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, b-glucan, tôm thẻ chân trắng, Vibrio parahaemolyticus Keywords: Acute hepatopancreatic necrosis disease, b-glucan, Litopenaeus vannamei, Vibrio parahaemolyticus | ABSTRACT The study was conducted to evaluate effects of dietary β-glucan supplementation on immune parameters and susceptibility of white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) to acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND). White leg shrimps (1.8 ± 0.51 g/shrimp) were randomly distributed in 15 plastic tanks (30 shrimp/tank) with five treatments (TM) (in triplicate): (TM1) unchallenged control and no β-glucan supplementary feeding; (TM2) unchallenged and β-glucan supplementary feeding; (TM3) challenged control and no β-glucan supplementary feeding; (TM4) challenged and β-glucan supplementary feeding β-glucan for 7 days before challenge, and (TM5) challenged and β-glucan supplementary feeding (7 days before challenge and 7 days after challenge). After 14 days of post challenge, shrimp in TM3 had significantly higher cumulative mortality (46.7 ± 1.9%) (P<0.05) in comparison to cumulative mortalities in TM1, TM2, TM4, and TM5. There was no significant differen between TM4 and TM5 (P>0.05), and cumulative mortalities of these treatments were significantly different compared to TM1 and TM2 (P<0.05). Histological examination indicated that hepatopancreas of challenged shrimp displayed typical pathological signs of AHPND shrimp. There were significant differences in total hemocyte count, phenoloxidase activity, and respiratory bursts among β-glucan supplemented and non- supplemented groups. TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung β-glucan vào thức ăn đến các chỉ tiêu miễn dịch và tính mẫn cảm của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Tôm thẻ chân trắng có trọng lượng trung bình 1,8 ± 0,51 g/con được bố trí ngẫu nhiên trong 15 bể nhựa (30 con/bể) với 5 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, gồm: (NT1) không cảm nhiễm và không cho ăn bổ sung β-glucan; (NT2) không cảm nhiễm và cho ăn bổ sung β-glucan; (NT3) cảm nhiễm và không cho ăn bổ sung β-glucan; (NT4) cảm nhiễm và cho ăn bổ sung β-glucan (7 ngày trước cảm nhiễm) và (NT5) cảm nhiễm và cho ăn bổ sung β-glucan (7 ngày trước cảm nhiễm và 7 ngày sau cảm nhiễm). Sau 14 ngày cảm nhiễm, tôm ở NT3 có tỷ lệ chết tích lũy cao hơn đáng kể (46,7 ± 1,9%) (P <0,05) so với NT1, NT2, NT4 và NT5. Không có sự khác biệt về tỷ lệ chết tích lũy giữa NT4 và NT5 (P>0,05) và tỷ lệ chết tích lũy của hai nghiệm thức này khác biệt có ý nghĩa so với NT1 và NT2 (P<0,05). Kết quả phân tích mô bệnh học cho thấy, gan tụy của tôm cảm nhiễm có các dấu hiệu bệnh lý điển hình của tôm AHPND. Có sự khác biệt đáng kể về các chỉ tiêu tổng tế bào máu, hoạt động của phenoloxidase (PO) và phóng thích các gốc oxy tự do (RBs) ở tôm của nhóm không cho ăn và có cho ăn bổ sung β-glucan. |