Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 18b (2011) Trang: 1-9
Tải về

ABSTRACT

Chlorine is a widely chemical water treatment in aquaculture. However it will cause waste and hazardous to the health of fish and shrimp if no reasonable use. If water contains a lot of organic materials, chlorine reacts to form chloramine compounds which are quite stable and toxic to fish and shrimp. This study was conducted to evaluate the possibility of forming chloramine compounds and determine the toxicity of chlorine to tilapia (weight of fish from 8-12g/con, length of fish from 8-10 cm/con). Results showed that chlorine was toxic to tilapia with 96h LC50 of 0,7 mg Cl/L. Effect of chlorine on the formation of chloramine compounds were carried out on five levels of chlorine concentrations (0, 0,03, 0,28, 0,35 and 0,7 mg Cl / L) over seven sampling times ( 3, 6, 12, 24, 48, 72, 96 hours). Results showed that levels of free chlorine and chloramine compounds increased with the treated chlorine concentration and decreased with the exposured time which monochloramine compound was mainly. Immediately after administration of chlorine, the free chlorine was highest, the mono-, di- and tri-chloramine was highest at 3, 6, 72 and 24 hours respectively, after 96 hours the free chlorine and chloramine compounds were not detected. The high concentration of chlorine concentrations increased the level of methemoglobine in the blood, fish blood turned brown.

Keywords: chlorine, chloramine, LC50-96h, methemoglobine, tilapia

Title: Effects of chlorine on the formation of chlroramine compounds and methemoglobine in the tilapia blood

TóM TắT

Chlorine là hóa chất xử lý nước được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý sẽ gây lãng phí và nguy hiểm đến sức khỏe cá, tôm. Khi môi trường có nhiều chất hữu cơ gốc amine, chlorine sẽ phản ứng để tạo thành hợp chất chloramine khá bền và độc đối với tôm, cá. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hình thành hợp chất chloramine và xác định độ độc của chlorine lên cá rô phi giống (trọng lượng 8-12 g/con, chiều dài 8-10 cm/con). Kết quả cho thấy chlorine độc đối với cá rô phi với giá trị LC50ư-96 giờ là 0,7 mg Cl/L. ảnh hưởng của chlorine lên sự hình thành các hợp chất chloramine được thực hiện trên 5 mức nồng độ chlorine (0; 0,03; 0,28; 0,35 và 0,7 mg Cl/L) với các mức thời gian (3, 6, 12, 24, 48, 72, 96 giờ). Kết quả thu được hàm lượng chlorine tự do và các hợp chất chloramine sinh ra tăng theo nồng độ chlorine xử lý và giảm theo thời gian, trong đó monochloramine hình thành là chủ yếu. Ngay sau khi xử lý chlorine, phản ứng chủ yếu hình thành chlorine tự do, hàm lượng monochloramine đạt giá trị cao nhất sau 6 giờ xử lý chlorine, dichloramine sinh ra nhiều nhất sau 72 giờ và sau 24 giờ trichloramine chủ yếu tạo thành, sau 96 giờ không phát hiện được sự tồn tại của chlorine tự do và các hợp chất chloramine. Nồng độ chlorine càng cao thì nồng độ methemoglobine trong máu cá càng tăng, khi đó máu cá chuyển sang màu nâu.

Từ khóa: Chlorine, chloramine, LC50-96 giờ, methemoglobin, cá rô phi

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...