Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 46 (2016) Trang: 30-36
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 04/04/2016

Ngày chấp nhận: 26/10/2016

 

Title:

Effect of solvent extraction on bioactive compounds of Aloe vera L.

Từ khóa:

Hợp chất sinh học, nha đam, dung môi, hiệu quả trích ly

Keywords:

Bioactive compounds, Aloe vera, solvent, extraction efficiency

ABSTRACT

Aloe vera is a medicinal herb, it contains many substances which have anti-microbial activity. The aim of this study was to assess the impact of solvent to the extraction somes compouds which have biological activity from the Aloe vera leaves. First, experiments were carried out by changing the ethanol concentration (0, 40, 50, 60, 70, 80 và 96%). Second, the ratios of material and solvent (1:0.5; 1:1; 1:1.5; 1:2; 1:2.5; 1:3; 1:3.5 and 1:4) were studied. The results showed that, using water or ethanol 96% alone, the extraction efficiency of the 3 substances (anthraquinone, saponins, and salicylic acid) was low. However, combining two solvents improved the effectively extraction. In particular, the solution of ethanol 50% showed the most effective to extract all the three components. Moreover, the highest concentration of these substances were obtained by using the ratio 1:2 of the raw materials and solvents.

TÓM TẮT

Nha đam được xem là một loại thảo dược, trong thành phần có chứa nhiều chất có hoạt tính kháng khuẩn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của dung môi đến quá trình trích ly một vài hợp chất có hoạt tính sinh học từ lá nha đam. Đầu tiên, thí nghiệm được thực hiện bằng việc thay đổi nồng độ ethanol của dung môi trích ly với các tỷ lệ (0, 40, 50, 60, 70, 80 và 96%). Sau đó, một nồng độ thích hợp nhất được chọn cho thí nghiệm tiếp theo, nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu và dung môi (1:0,5; 1:1; 1:1,5; 1:2; 1:2,5; 1:3; 1:3,5 và 1:4) đến khả năng trích ly các hợp chất này. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu chỉ sử dụng nước hoặc ethanol 96% thì hiệu quả trích ly 3 hợp chất (anthraquinon, saponin và acid salicylic) đều thấp. Tuy nhiên, khi kết hợp 2 loại dung môi này lại với nhau thì hiệu quả trích ly được cải thiện hơn rất nhiều. Trong đó, với dung môi có nồng độ ethanol 50% cho hiệu quả trích ly tương đối hiệu quả nhất của cả 3 dẫn chất được nghiên cứu. Kết quả thí nghiệm thứ hai cho thấy tỷ lệ nguyên liệu và dung môi là 1:2 cho hiệu quả trích ly tối ưu cả 3 dẫn chất nêu trên.

Trích dẫn: Nguyễn Bảo Lộc và Nguyễn Thị Tuyết Xuân, 2016. Ảnh hưởng của dung môi đến khả năng trích ly một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ lá nha đam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46b: 30-36.

Các bài báo khác
Số 37 (2015) Trang: 1-10
Tải về
Số Nông nghiệp 2016 (2016) Trang: 156-165
Tải về
Số 41 (2015) Trang: 21-29
Tải về
Số 34 (2014) Trang: 28-35
Tải về
Số Nông nghiệp 2016 (2016) Trang: 51-58
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...