Page 33 - Bản tin Đại học Cần Thơ - Số 3 năm 2019
P. 33

GƯƠNG ĐIỂN HÌNH

          HEEAP (Higher Engineering Education Alliance Program), TS. Lương Vinh Quốc Danh cùng các
          thế hệ giảng viên trẻ của Bộ môn đã thực hiện cải tiến phương pháp dạy-học theo hướng tích cực,
          mà trọng tâm là việc áp dụng phương pháp dạy-học tích cực vào các học phần thực tập, thực
          hành tại phòng thí nghiệm của Bộ môn. Theo đó, mục tiêu của sự đổi mới này là nhằm phát triển
          kỹ năng mềm, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng tự học của sinh viên thông qua việc kết hợp
          bài tập làm trước ở nhà (pre-lab), bài thực hành tại phòng thí nghiệm với đồ án thiết kế. Để thực
          hiện phương pháp dạy-học tích cực này, tận dụng các trang thiết bị hiện có của Bộ môn, thầy đã
          đề xuất và xúc tiến xây dựng phòng thí nghiệm từ xa nhằm cho phép người học thực hiện các bài
          thực hành ngay tại nhà, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên rèn luyện khả năng tự học. Phát triển
          kỹ năng mềm, khả năng tự học và kỹ năng giải quyết vấn đề cho người học cũng chính là các kỹ
          năng cần thiết trang bị cho người học theo các bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng như CDIO và
          AUN-QA.
            Để tăng cường kỹ năng mềm cho người học, ngoài nội dung tại phòng thí nghiệm như thực hành
          và đồ án, người học được chia thành nhiều nhóm nhỏ gồm 02 hoặc 03 sinh viên để làm các bài tập
          mô phỏng mạch trước ở nhà dựa trên phòng thí nghiệm online. Điểm nhấn là việc tạo nhóm được
          thầy Danh thực hiện theo phương pháp trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indication)
          để đảm bảo sinh viên với tính cách khác nhau có cơ hội được làm việc cùng nhau.

            Hoạt động tự học giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học ở đại học vì qua đó góp
          phần giúp cho sinh viên rèn luyện khả năng tư duy và sáng tạo của cá nhân. Nhận thấy được sự
          hạn chế về số lượng trang thiết bị thí nghiệm và các khó khăn gặp phải trong việc bố trí các buổi
          thực tập ngoài giờ là một trong những trở ngại chính của việc triển khai hoạt động tự học của sinh
          viên đối với các học phần thực hành/thực tập, thầy đã đề xuất giải pháp khai thác công nghệ điều
          khiển từ xa và mạng viễn thông để thiết lập phòng thí nghiệm từ xa (Remote Laboratory) cho phép
          người học tiến hành các bài thực hành trên thiết bị đặt tại phòng thí nghiệm ngay từ nhà của mình
          thông qua mạng internet.
            Qua nhiều nỗ lực, phòng thí nghiệm từ xa, có tên gọi Tele-Lab (Telecommunication Laboratory),
          được sẵn sàng phục vụ giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực viễn thông. Với Tele-Lab, người
          học có thể thực hiện các bài thực hành viễn thông trên thiết bị thực của phòng thí nghiệm ngay
          từ  nhà  mình  thông  qua
          mạng internet. Việc đăng
          ký  thời  gian  thực  hiện
          bài  thí  nghiệm  của  sinh
          viên  và  tương  tác  giữa
          giảng viên với người học
          đều  được  thực  hiện  qua
          website do nhóm thiết kế.
          Tele-Lab  được  triển  khai
          thí  điểm  từ  năm  2011  và
          nhận được nhiều phản hồi
          rất tích cực từ phía người
          học. Chủ đề này đã được
          thầy  Danh  trình  bày  tại
          Hội  thảo  Quốc  gia  2015
                                           Sinh viên học theo nhóm tại Phòng thực hành-Điện tử cơ bản.


                                                              BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ           31
   28   29   30   31   32   33   34   35   36