Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
11 (2016) Trang: 206-212
Tạp chí: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Liên kết:

Gạo mầm được xem là thực phẩm gia tăng giá trị từ các giống lúa gạo do sinh ra nhiều thành phần chức năng trong quá trình nảy mầm gạo lứt. Để tìm hiểu khả năng sử dụng 2 giống lúa nếp trắng (CK92) và nếp than (ĐH6) trong việc sản xuất gạo mầm cũng như tìm ra điều kiện tốt nhất cho quá trình sản xuất nghiên cứu này được thực hiện. Trước tiên, thí nghiệm thừa số 2 nhân tố là pH (5; 5,5; 6; 6,5; 7) và nhiệt độ (30; 35; 40; 45oC) được thực hiện để xác định pH và nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzyme GAD. Kế tiếp là thí nghiệm tìm ra pH thích hợp cho quá trình ngâm (pH 2; 3; 4; 5; 6; 7 và nước cất). Cuối cùng là thí nghiệm tìm ra điều kiện nảy mầm gạo nếp lứt thích hợp từ các điều kiện ủ yếm khí với các nồng độ CO2 khác nhau từ 0; 3; 5; 7; 9% trong thời gian từ 16; 20; 24; 28; 32 giờ. Kết quả thí nghiệm cho thấy, enzyme GAD trong 2 giống nếp là pH 5,5 và 40oC. Cả 2 giống nếp lứt trắng và nếp than được ngâm trong dung dịch pH 5 là tốt nhất cho enzyme GAD sinh tổng hợp ra trong hạt. Hoạt tính enzyme GAD tăng lên và đạt giá trị cao nhất khi ủ ở 5% CO2 với thời gian nảy mầm là 28 giờ. Đối với nếp trắng CK92 là 50,615UI/g và nếp than ĐH6 là 47,02UI/g. Kết quả đã chỉ ra rằng cả hai giống nếp trắng CK92 và nếp than ĐH6 đều có khả năng sinh tổng hợp enzyme GAD hoạt tính cao trong điều kiện tương tự nhau, đồng thời có thể sử dụng 2 giống nếp này trong sản xuất nếp mầm chức năng. 

Các bài báo khác
5 (2016) Trang: 1360-1368
Tạp chí: INTERNATIONAL JOURNAL OF ENGINEERING SCIENCES & RESEARCH TECHNOLOGY
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...