Objectives of this study were (i) to determine NPK concentration and ratio C/N of rice straw compost inoculated with Trichoderma, nitrogen-fixing bacteria Azospirillum lipoferum and phosphorus soluble bacteria Pseudomonas stutzeri; (ii) to evaluate the effects of above compost on rice growth and rice yield. The experiment was established in a randomized complete block design including five compost treatments NT 1: rice straw inoculated with Trichoderma (control); NT2: rice straw inoculated with Trichoderma + nitrogen fertilizer + phosphorus fertilizer; NT3: rice straw inoculated with Trichoderma + phosphorus fertilizer + phosphorus soluble bacteria Pseudomonas stutzeri; NT4: rice straw inoculated with Trichoderma + nitrogen fertilizer + nitrogen-fixing bacteria Azospirillum lipoferum; NT5: rice straw inoculated with Trichoderma + nitrogen fertilizer + phosphorus fertilizer + nitrogen-fixing bacteria Azospirillum lipoferum + Phosphorus soluble bacteria Pseudomonas stutzeri. Results showed that rice straw compost inoculated with nitrogen-fixing bacteria gave highest nitrogen content. Rice straw compost inoculated with Triochoderma and nitrogen-fixing bacteria Azospirillum lipoferum gave lowest C/N ratio (15.2), while the C/N ratio of rice straw compost inoculated with only Triochoderma was higher (19.65) after 7 weeks. Application of rice straw compost inoculated with Triochoderma and nitrogen-fixing bacteria Azospirillum lipoferum improved rice height, rice yield components including filled grain percentage, 1000-grain weight. This resulted in higher rice yield (0.49 kg m-2) in this treatment in comparison with the treatment of rice straw compost inoculated with Triochoderma (0.41 kg m-2).
TóM TắT
Mục tiêu của nghiên cứu là (i) xác định hàm lượng NPK và tỉ số C/N của phân ủ với nấm Trichoderma, vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri; (ii) Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất lúa. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (NT) phân ủ gồm NT 1: Chỉ sử dụng rơm ủ với nấm Trichoderma (ĐC); NT 2: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân đạm + phân lân; NT 3: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân lân + vi sinh vật hòa tan lân Pseudomonas stutzeri; NT 4: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân đạm + vi sinh vật cố định đạm Azospirillum lipoferum; NT 5: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân đạm + phân lân + Vi sinh vật cố định đạm Azospirillum lipoferum + vi sinh vật hòa tan lân Pseudomonas stutzeri. Kết quả thí nghiệm cho thấy ủ phân rơm với vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum làm tăng hàm lượng đạm trong phân hữu cơ. Tỉ số C/N của phân rơm ủ thấp nhất (15,2) khi chủng với nấm Trichderma kết hợp vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum, trong khi chỉ chủng với nấm Trichoderma thì có tỉ số C/N cao hơn (19,65) sau 7 tuần ủ. Việc bón phân rơm ủ với nấm Trichoderma kết hợp với vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri đã làm tăng chiều cao cây lúa và thành phần năng suất lúa gồm tỉ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt và năng suất so với bón phân rơm chỉ ủ với nấm Trichoderma. Năng suất lúa đạt 0,51 kg m-2 khi bón phân rơm ủ với nấm Trichoderma kết hợp với vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân cao hơn so với 0,41 kg m-2 của phân rơm chỉ ủ với nấm Trichoderma.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên